Hội Nghị Tổng Kết Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Năm 2014 Và Triển Khai Nhiệm Vụ Năm 2015

Ngày 13.11, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viênBCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND, các ngành chức năng của 11 huyện, thành phố …
Năm 2014, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 386.579 tấn, đạt 100,2% so với kế hoạch, tăng 2.800 tấn so với năm 2013. Sản lượng đậu tương đạt 30.400 tấn, đạt 100,4% kế hoạch, tăng 898 tấn so với năm 2013. Lạc vỏ đạt 16.448 tấn, tăng 1.317 tấn so với cùng kỳ năm trước. Chèbúp tươi ước đạt 67,4 vạn tấn, tăng 14,7% so với năm 2013; sản lượng cam, quýt ước đạt 14,3 nghìn tấn… đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích rừng trồng ước thực hiện 4.669 ha, đạt 130% kế hoạch. Giải ngân hỗ trợ cho chương trình Bảo vệ phát triển rừng đạt 29,2% kế hoạch. Hiện nay các huyện đang hoàn thành thủ tục để rút vốn giải ngân. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 55,3%, tăng 2% so với năm 2013. Tổng diện tích trồng mới cây dược liệu ước đạt 2.522,6 ha, trong đó cây thảo quả trồng trên 1.400 ha…
Đạt được những kết quả trên là do có sự quyết tâm cao trong chủ trương, chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tỉnh đã tập trung nguồn lực thực hiện cách Chương trình, Dự án, Đề án với cách làm mới: Tổ chức lại sản xuất gắn với củng cố tổ, đội, nhóm sở thích. Tạo được mối liên kết giữa người dân với các doanh nghiệp để sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân.
Từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp như hỗ trợ cho hộ cận nghèo, hộ nghèo mua trâu bò sinh sản, kiểm soát chặt chẽ, khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, tích cực, chủ động đưa ra giải pháp khắc phục hạn hán trong vụ Xuân, tăng năng suất vụ Mùa, ngô Hè Thu, thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi mùa vụ, các đề án an toàn thực phẩm, phục hồi và phát triển cây cam sành, cung ứng, chuyển giao KHKT cho nông dân…
Tuy nhiên trong sản xuất nông lâm nghiệp vẫn tồn tại một số hạn chế như: Một số huyện triển khai chuyển đổi thời vụ trên cây lúa và chỉ đạo thâm canh chưa quyết liệt, chưa thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của ngành chuyên môn; chưa vận động được nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất hàng hóa. Tổ chức thực hiện Luật HTX, thành lập các tổ, nhóm sở thích, đội sản xuất còn lúng túng…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Đàm Văn Bông ghi nhận và đánh giá cao các cấp, các ngành của tỉnh, các huyện, thành phố đạt được trong năm 2014.
Đồng chí yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương cần phải xác định vật nuôi cụ thể, phù hợp với điều kiện của mình; định hình tổng đàn tối đa của từng nơi. Trong lâm nghiệp phải chuyển dần từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội, quan tâm đến chất lượng rừng, tích cực trồng cây hộ lan và rừng cảnh quan phục vụ du lịch, nâng cao công nghệ chế biến lâm sản.
Năm 2015 phấn đấu khôi phục lại diện tích cam sành ở mức cao nhất, chú trọng đến chất lượng giống cây cam; có chính sách cụ thể đối với người trồng cam. Đối với cây dược liệu cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tổ chức thực hiện. Gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người trồng chè, chú trọng quy hoạch cơ sở chế biến chè…
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh Tiến Yêu đề nghị các ngành và 11 huyện, thành phố nghiêm túc quán triệt chỉ đạo của UBND tỉnh về nhiệm vụ năm 2015, tích cực, sáng tạo trong việc chỉ đạo sản xuất ở địa phương, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt, nỗ lực cao nhất hoàn thành nghị quyết đại hội đảng các cấp…
Dịp này, đồng chí Đàm Văn Bông đã trao Bằng khen cho 20 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong trồng cây vụ Đông 2013.
Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32409&CatID=150&MN=26
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…