Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Nuôi Thử Nghiệm Hàu Cửa Sông Thương Phẩm

Chiều 30-12, UBND TX Quảng Yên phối hợp với Công ty CP nuôi trồng thủy sản công nghiệp Tân An, tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm hàu cửa sông thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Đông Yên Hưng- TX Quảng Yên (Quảng Ninh).
Mô hình nuôi thử nghiệm hàu cửa sông thương phẩm được triển khai từ tháng 8-2013, do Ban quản lý dự án thủy sản Đông Yên Hưng phối hợp với Công ty CP nuôi trồng thủy sản công nghiệp Tân An thực hiện nuôi thử nghiệm tại lưu không sông Bến Giang, thuộc vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Đông Yên Hưng, trên diện tích 1.000m2 với số lượng giống thả là 8.000 dây.
Sau hơn một năm thực hiện, với diện tích bè nuôi 1.000m2 hàu cửa sông đã cho hơn 50 tấn hàu vỏ thương phẩm, giá bán hàu vỏ hiện nay trên thị trường khoảng từ 14.000-16.000đồng/kg. Sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận trên 300 triệu đồng.
Ông Đặng Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND TX Quảng Yên cho biết: Hàu là loài hải sản có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, kỹ thuật nuôi hàu khá đơn giản, dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc, ít rủi ro, hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh lại cho thu nhập cao. Mô hình nuôi hàu cửa sông thương phẩm không những tạo ra khối lượng lớn hàu thương phẩm cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn có giá trị xuất khẩu cao.
Trên cơ sở đạt được từ mô hình, thời gian tới, TX Quảng Yên tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi hàu tại các vùng cửa sông trên địa bàn thị xã với quy mô lớn hơn, đưa vùng nuôi trồng thủy sản của TX Quảng Yên trở thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.

Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.

Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.

Hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, khép kín; hệ thống bể sản xuất và ương giống xây dựng theo kiểu nhà kính… Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ đưa vào hoạt động, công suất 720 triệu post 12/năm, cung ứng khoảng 70% nhu cầu nuôi cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.