Hội Nghị Tham Quan Mô Hình Nuôi Cá Bớp Thương Phẩm Trong Lồng

Tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Ngãi thực hiện mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng tại hộ ông Võ Đình Lân ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ trên qui mô 108 m3 lồng nổi với tổng lượng cá giống là 1.080 con.
Từ nguồn kinh phí Khuyến nông Khuyến ngư của tỉnh, Trung tâm đã hỗ trợ cho ông Lân 100% tiền mua cá giống và 30% tiền mua thức ăn, thuốc phòng và trị bệnh. Sau hơn 6 tháng thực hiện, cá bớp sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 1,85 kg/con, tỷ lệ sống 83%.
Ngày 15/11/2013, TTKN-KN Quảng Ngãi tổ chức buổi hội nghị tham quan mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng. Tham gia Hội nghị có đại diện Hội Nông dân, lãnh đạo xã và 30 nông dân xã Phổ Thạnh.
Tại Hội nghị, ông Võ Đình Lân cho biết, cá bớp khá dễ nuôi, tốc độ lớn nhanh, tuy là đối tượng nuôi mới nhưng khá phù hợp với điều kiện môi trường tại vùng nuôi xã Phổ Thạnh.
Ông Nguyễn Hữu Thái – cán bộ kỹ thuật của TTKNKN Quảng Ngãi cho biết, để mô hình đạt hiệu quả cao Trung tâm đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cá bớp, tổ chức 1 buổi Hội nghị tham quan mô hình. Qua mô hình này giúp người dân nuôi thủy sản xã Phổ Thạnh nắm bắt được qui trình nuôi đối tượng mới, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

Những năm gần đây, ở xã miền núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không ít nông dân tận dụng tốt tiềm năng đất đai để đầu tư sản xuất và đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong đó có chị Huỳnh Thị Sương ở thôn Định An, thị trấn Vân Canh.

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng.

Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Chánh Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã An Hòa (Trảng Bàng - Tây Ninh) thu hoạch đợt lươn cuối, với giá sang cho thương lái tại nhà ông là 110.000 đồng/kg. Sau hơn 8 tháng thả nuôi, trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Thành còn lãi được khoảng 80 triệu đồng từ việc nuôi lươn. Đây cũng là mức lợi nhuận bình quân mà gia đình ông Thành đạt được trong mỗi đợt nuôi lươn của những năm gần đây.

Sau nhiều năm nuôi tôm thất bại, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) cải tạo ao, hồ nuôi tôm bằng cách đổ đất, cát nâng đáy hồ và lót bạt (người dân địa phương gọi là hồ nổi) để tiếp tục nuôi tôm với hy vọng hạn chế được dịch bệnh, nâng cao thu nhập.