Hội Nghị Tham Quan Mô Hình Nuôi Cá Bớp Thương Phẩm Trong Lồng

Tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Ngãi thực hiện mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng tại hộ ông Võ Đình Lân ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ trên qui mô 108 m3 lồng nổi với tổng lượng cá giống là 1.080 con.
Từ nguồn kinh phí Khuyến nông Khuyến ngư của tỉnh, Trung tâm đã hỗ trợ cho ông Lân 100% tiền mua cá giống và 30% tiền mua thức ăn, thuốc phòng và trị bệnh. Sau hơn 6 tháng thực hiện, cá bớp sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 1,85 kg/con, tỷ lệ sống 83%.
Ngày 15/11/2013, TTKN-KN Quảng Ngãi tổ chức buổi hội nghị tham quan mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng. Tham gia Hội nghị có đại diện Hội Nông dân, lãnh đạo xã và 30 nông dân xã Phổ Thạnh.
Tại Hội nghị, ông Võ Đình Lân cho biết, cá bớp khá dễ nuôi, tốc độ lớn nhanh, tuy là đối tượng nuôi mới nhưng khá phù hợp với điều kiện môi trường tại vùng nuôi xã Phổ Thạnh.
Ông Nguyễn Hữu Thái – cán bộ kỹ thuật của TTKNKN Quảng Ngãi cho biết, để mô hình đạt hiệu quả cao Trung tâm đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cá bớp, tổ chức 1 buổi Hội nghị tham quan mô hình. Qua mô hình này giúp người dân nuôi thủy sản xã Phổ Thạnh nắm bắt được qui trình nuôi đối tượng mới, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trò chuyện với kỹ sư nông nghiệp trẻ Ngô Thị Hạnh, cán bộ khuyến nông xã Song Mai về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị cho biết: "Mấy ngày trước Tết, gia đình tôi thu hoạch 2 ha khoai tây Atlantic, sản lượng đạt 28 tấn, với giá 6 nghìn đồng/kg, thu được 168 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng. Doanh nghiệp đến thu mua tại ruộng. Sắp tới, gia đình tôi sẽ thu hoạch nốt 3 ha khoai tây còn lại, ước thu về hơn 250 triệu đồng".

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.