Hội nghị khoa học ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ VI
Hơn 100 đại biểu đến từ các Viện Nghiên cứu, Viện Công nghệ sinh học, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản;
Các Trường Đại học: Nha Trang, Huế, Cần Thơ, Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tham dự.
Hội nghị đã nghe 73 báo cáo khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, như: Công nghệ nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản; dinh dưỡng thủy sản; bệnh và môi trường; khai thác và bảo quản sau thu hoạch…
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III tại Nha Trang đã tham gia hội nghị với các đề tài nghiên cứu gắn liền với thực trạng thủy sản hiện nay, như:
Bệnh trên rong sụn; Vi khuẩn phân lập trên tôm hùm bông; Bệnh thường gặp trên cá giống…
Đây là dịp để các cán bộ nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và các doanh nghiệp gặp gỡ giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm về những kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên vụ hè thu nào gia đình ông Nguyễn Hữu Đức (thôn Tiến Bộ, Thạch Tân - Thạch Hà) cũng làm hết đất canh tác. Năm nay, 1 mẫu ruộng, gia đình ông thu hơn 2 tấn lúa, được xem là vụ hè thu bội thu nhất từ trước tới nay.

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.

Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.