Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội nghị Ban chỉ đạo áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản VietGAP

Hội nghị Ban chỉ đạo áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản VietGAP
Ngày đăng: 21/09/2015

Tham dự có đại diện các Sở NNPTNT, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, các Trung tâm Khuyến nông, chuyên gia thủy sản và người nuôi. Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện Vụ Nuôi trồng thủy sản đã báo cáo kết quả tình hình triển khai thực hiện chương trình VietGAP giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng triển khai chương trình VietGAP giai đoạn 2016 – 2020.

Theo đó, từ năm 2012 Bộ NN& PTNT và Tổng cục Thủy sản đã xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý, các quyết định, thông tư hướng dẫn triển khai áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.

Tổng cục đã xây dựng hệ thống quản lý đối với các tổ chức chứng nhận vận hành theo tiêu chuẩn ISO 17011, thành lập đoàn đánh giá các Tổ chức chứng nhận vàquyết địnhchỉ định các Tổ chức chứng nhận.

Xây dựng hệ thống chứng nhận bao gồm Website VietGAP, hệ thống kiểm tra sự tuân thủ của cơ sở nuôi, chỉ định các tổ chức chứng nhận có năng lực, tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức chứng nhận, xây dựng mạng lưới các chuyên gia đánh giá.

Toàn bộ quá trình thực hiện cấp phép chứng nhận VietGAP đều đượcthực hiện trên môi trường mạng thông qua phần mềm VietGAPđược xây dựng gồm nhiều tầng thông tin và cấp quyền truy cập cho nhiều đối tượng sử dụng,

cung cấp các chức năng như thống kê, báo cáo theo tổ chức chứng nhận, theo vùng nuôi. Phần mềm này cho phép quản lý các tổ chức chứng nhận, cơ sở nuôi và quản lý hệ thống chuyên gia đánh giá.

Hoạt động đào tạo và tuyên truyền VietGAP cũng được Tổng cục chú trọng đẩy mạnh thông qua việc tổ chức tổ chức các lớp đào tạo cán bộ giảng viên VietGAP, đào tạo nâng cao kiến thức cho cơ sở nuôi và cán bộ thủy sản của các tỉnh, công tác tuyên truyền VietGAP thông quacácphóng sự tuyên truyền VietGAp trên truyền hình, đăng trên website của Tổng cục.

Ngoài ra, Tổng cục đã xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn, sổ tay hỏi đáp và các bài giảng về VietGAP, triển khai thực hiện các mô hình VietGAP tại các địa phương.

Tổng cục cũng đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng các thị trường cho các mặt hàng đạt chuẩn VietGAP như tổ chức diễn đàn kết nối thị trường năm 2012, khuyến khích các hệ thống siêu thị phân phối các sản phẩm đạt chuẩn VietGAP, giảm tần suất lấy mẫu đối với có sở nuôi đạt VietGAP khi xuất khẩu.

Từ những lợi ích của việc nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, thời gian qua đã có 62 cơ sở nuôi với diện tích gần 690 ha đạt chứng nhận VietGAP trong đó gồm nhiều cơ sở nuôi cá tra, tôm chân trắng và các đối tượng nuôi khác.

Bên cạnh đó, Tổng cục cũng khuyến khích việc các thị trường công nhận lẫn nhau bằng việc ký kết nhiều biên bản ghi nhớ (MoU) với các Tổ chức chứng nhận khác như Global GAP, BAP,ASC và GSSI.

Với cộng đồng ASEAN, Tổng cục cũng đã phối hợp xây dựng GAqP cho thủy sản làm thực phẩm, xây dựng GAP cho tôm nước lợ và đồng ý tham gia xây dựng hệ thống chứng nhận GAP chung cho khối ASEAN.

Trong giai đoạn từ 2016 – 2020 Tổng cục tiếp tục tiến hành triển khai xây dựng VietGAP cho chu trình khép kín từ giống đến thương phẩm, công nhận hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế khác và được thừa nhận bởi GSSI, thực hiện dán nhãn VietGAP đối với sản phẩm được chứng nhận.

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng đã đóng góp ý kiến cho dự thảo Quyết định ban hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P.vannamei), tôm sú (P.monodon) thay thế cho Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18/7/2011 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm sú (P.monodon) và tôm chân trắng (P.vannamei).


Có thể bạn quan tâm

Mèo Vạc Chú Trọng Nguồn Thức Ăn Và Phòng, Chống Rét Cho Đàn Gia Súc Mèo Vạc Chú Trọng Nguồn Thức Ăn Và Phòng, Chống Rét Cho Đàn Gia Súc

Mùa Đông đến là thời điểm gia súc dễ bị suy kiệt, giảm sức đề kháng dẫn đến chết do đói và rét. Vì thế, những năm qua, công tác chăn nuôi của huyện Mèo Vạc luôn được chú trọng. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc khi mùa khô đến, ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho đàn gia súc, bảo đảm cho gia súc khỏe mạnh và phát triển tốt.

05/11/2014
Xây Xây "Cơ Nghiệp" Trên Đất Khó

Đến thăm gia đình ông Thông vào buổi trưa oi gắt. Bên mái hiên căn lán nửa xây, nửa dựng tạm bằng tranh tre nứa lá, gỗ tạp, bà Nguyễn Thị Kim Bình đang thái từng nắm lớn rau dại làm thức ăn độn cho đàn lợn nái, gà, vịt. Lưng chừng đồi, ông Thông xới cỏ, vun gốc cho vườn cam canh đã cao vượt đầu người.

05/11/2014
Lâm Thao Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015 Lâm Thao Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015

Huyện đã mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn lên 393ha; thực hiện gần 240ha diện tích lúa tái sinh ở những vùng sâu, trũng nhằm nâng cao thu nhập. Nhiều loại giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt như: J02, DDS1, Thiên ưu 8, RVT, CXT30 được khảo nghiệm và nhân rộng trên địa bàn.

05/11/2014
Nét Mới Sản Xuất Vụ Đông Ở Cẩm Khê Nét Mới Sản Xuất Vụ Đông Ở Cẩm Khê

Tính đến đầu tháng 11, tiến độ sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn được đẩy nhanh tốc độ. Cùng với chăm sóc các loại rau màu đã trồng, tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ trong khung lịch cho phép, công tác phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II/2014 được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.

05/11/2014
Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Vụ Đông Ở Thạch Thành Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Vụ Đông Ở Thạch Thành

Theo giới thiệu của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành, chúng tôi đến thăm, tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vụ đông ở xã Thành Hưng. Là xã sản xuất vụ đông khá phát triển của huyện Thạch Thành, với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, như: cây ngô, dưa chuột xuất khẩu, rau màu các loại...

05/11/2014