Hội Chợ Giao Dịch Xuất Nhập Khẩu Côn Minh Lần Thứ 22

Đoàn DN Việt Nam tham gia hội chợ gồm hơn 100 gian hàng của 70 DN có năng lực SX, kinh doanh và XK hàng đầu của Việt Nam...
Từ ngày 6 đến ngày 10/6/2014, Hội chợ giao dịch hàng hóa XNK Côn Minh lần thứ 22 và Triển lãm Trung Quốc - Nam Á lần thứ 4 năm 2014 đã được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế thành phố Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) với quy mô khổng lồ, gồm hơn 6.000 gian hàng của các DN đến từ Trung Quốc và khu vực Nam Á, Đông Nam Á
Đây là hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế thường niên lớn nhất khu vực Tây nam Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho DN các nước trong khu vực có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thị trường lớn tại Trung Quốc, qua đó thúc đẩy giao lưu, hợp tác trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Đoàn DN Việt Nam tham gia hội chợ gồm hơn 100 gian hàng của 70 DN có năng lực SX, kinh doanh và XK hàng đầu của Việt Nam trong các lĩnh vực nông thủy sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, da giày...
Khu trưng bày chung của ngành nông nghiệp Việt Nam do Trung tâm XTTM Nông nghiệp tổ chức, được thiết kế đặc biệt với diện tích trên 50m2 tại Khu trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế Côn Minh, tập trung trưng bày các sản phẩm có thế mạnh XK của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Nam Á như: Gạo, cà phê, cao su, thực phẩm chế biến, hoa quả sấy, thủy sản nuôi trồng nước lợ...
Ngay ngày đầu khai mạc, khu triển lãm chung của Việt Nam đã thu hút được nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt là mặt hàng cao su, cà phê, hoa quả sấy và thủy sản.
Tin từ Trung tâm XTTM Nông nghiệp tại Côn Minh cho biết, qua 4 ngày diễn ra, các gian hàng của DN Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn hàng nước ngoài, trong đó, đã có nhiều DN tham gia đàm phán, ký kết thỏa thuận hợp tác cung ứng sản phẩm với một số DN Việt Nam như: Cty thủy sản Lenger, Cty TNHH Xúc tiến thương mại Minh Hải. Các sản phẩm cao su cũng được nhiều khách hàng quan tâm tìm hiểu.
Ngày 10/6, hội chợ bế mạc.
Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.