Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỏi biết trên đồng - tư vấn nhanh, thiết thực cho nhà nông

Hỏi biết trên đồng - tư vấn nhanh, thiết thực cho nhà nông
Ngày đăng: 24/11/2015

Từ những chuyên đề tư vấn cụ thể, với nội dung thiết thực, phân bón Lâm Thao kỳ vọng sẽ cùng bà con nông dân đi đến những mùa vàng bội thu.

Chăm sóc cà phê trong mùa mưa

Tại chương trình “Hỏi biết trên đồng”, chuyên đề “Chăm sóc cà phê trong mùa mưa tại tỉnh Đăk Lăk”, gần 300 nông dân đến từ các tỉnh Tây Nguyên đã về vườn cà phê xã Hòa Thuận, TP.Buôn Ma Thuột, tham gia chương trình truyền hình trực tiếp.

Ông Vũ Xuân Hồng- Phó Tổng Giám đốc Công ty Lâm Thao tư vấn trực tiếp cho người trồng cà phê tại Đăk Lăk tháng 4.2015.

Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê tập trung lớn nhất cả nước, là một địa bàn mà Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chọn là nơi phát triển dòng sản phẩm phân bón chủ lực cho cây cà phê.

Vườn cà phê của bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang cần được các nhà khoa học tư vấn như: Hoạt động tái canh, chăm sóc giai đoạn dưỡng quả, phòng trị bệnh, bón phân và chăm tưới vừa đủ để tiết kiệm nước...

Trước đây, khi chưa có phân bón chuyên dùng, nông dân phải sử dụng các loại phân đơn để bón cho cà phê và điều này thường khiến cho quá trình bón phân lãng phí do hàm lượng phân bón không cân đối.

Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, việc bón phân không đúng cách càng làm cho cây phát triển không như ý muốn, năng suất chất lượng thấp.

Nhận biết được những nhược điểm đó, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã cùng các nhà khoa học trong hội đồng cố vấn nghiên cứu quy trình sản xuất, sử dụng phân bón hiệu quả với mục tiêu giúp cho cây cà phê đạt được năng suất cao nhất và vườn cây phát triển bền vững.

Tại chương trình này, tiến sĩ Trương Hồng - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, kỹ sư Phạm Đức Thành của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã cùng các nhà khoa học trong ban cố vấn kỹ thuật chương trình trực tiếp tư vấn, trả lời, hướng dẫn mọi thắc mắc của bà con nông dân ngay tại vườn cà phê xã Hòa Thuận.

Gần 100 câu hỏi của bà con nông dân về các lĩnh vực chăm sóc, trồng trọt, đặc biệt là những câu hỏi về cách chăm sóc cây cà phê trong mùa mưa đã được các chuyên gia giải đáp thỏa đáng, giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí, thời gian, tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.

Chương trình này đã tạo sân chơi bổ ích để bà con nông dân được giao lưu, học tập, trao đổi những thông tin, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp giỏi.

Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Là đơn vị sản xuất và cung ứng phân bón lớn nhất trong cả nước, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao luôn mong muốn mang đến cho bà con nông dân cả nước nói chung và bà con nông dân tỉnh Đăk Lăk nói riêng những sản phẩm có chất lượng tốt nhấ.

Đặc biệt sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình phục vụ bà con sản xuất cà phê bền vững, đảm bảo chất lượng bằng chính những sản phẩm phân bón chất lượng và phù hợp nhất cho cây cà phê Việt Nam.

Ông Hồng bày tỏ:

“Thông qua chương trình truyền hình trực tiếp với chủ đề “Chăm sóc cà phê trong mùa mưa tại tỉnh Đăk Lăk”, chúng tôi mong muốn được chia sẻ với bà con nông dân về công việc của mình, những người trực tiếp làm ra sản phẩm phân bón phục vụ bà con, thông qua đó, giúp bà con có thêm những thông tin để lựa chọn đúng sản phẩm, biết cách sử dụng phân bón hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả đối với cây trồng.

Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sẽ đồng hành cùng chương trình “Hỏi biết trên đồng” trên sóng truyền hình trực tiếp Kênh 3N-VTC16 để giải đáp mọi thắc mắc của bà con nông dân về chăm sóc cây trồng nhằm cùng bà con tạo nên những mùa vàng bội thu”.

Chăm sóc cam giai đoạn dưỡng quả

Đây là một chủ đề thiết thực mà “Hỏi biết trên đồng” đã thực hiện tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chương trình đã được thực hiện vào thời điểm cây cam nói riêng và cây có múi nói chung cần được áp dụng các biện pháp chăm sóc khoa học, giúp vườn cây đảm bảo năng suất cao, cho những sản phẩm sạch.

Trong chương trình, các nhà khoa học chuyên ngành cây có múi và các chuyên gia về chăm sóc cây có múi đã tư vấn, trả lời bà con nông dân trực tiếp ngay tại vườn cam xã Vĩnh Hảo, và qua tổng đài tư vấn nông nghiệp Kênh 3N-VTC16: 19006145.

Chương trình tư vấn “Hỏi biết trên đồng” tháng 11.2015 sẽ được thực hiện tại tỉnh Long An với chủ đề “Chăm sóc thanh long ra trái nghịch mùa và vấn đề thị trường tiêu thụ”.

Trong chuyên đề này, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cho cây thanh long sẽ được các chuyên gia đầu ngành chuyển tải tới bà con nông dân, đồng thời cùng bàn cụ thể vấn đề tiêu thụ cho loại trái cây này.

Những dòng sản phẩm của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chuyên dùng cho chăm sóc cà phê mùa dưỡng quả: Supe lân, Lân nung chảy, NPK - S: 5.10.3-8, NPK-S: 12.5.10-14


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.

25/02/2015
Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

25/02/2015
Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

25/02/2015
Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

25/02/2015
“Thủ Phủ” Dê Núi “Thủ Phủ” Dê Núi

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

25/02/2015