Hội An Hướng Đến Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái

Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.
Năm năm qua, Ban Chỉ đạo Đề án 61 TP.Hội An đã chỉ đạo các xã phường nâng cao trách nhiệm cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể liên quan tạo điều kiện cho hội nông dân tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Qua đó, hội nông dân các cấp đã thực hiện hiệu quả các phong trào lớn như xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh giỏi…
Nông dân toàn thành phố đã đóng góp hàng nghìn ngày công và hiến đất xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương, lắp đặt hơn 100 bi thu gom rác thải, giúp đỡ gần 40 hộ hội viên thoát nghèo…
Có thể bạn quan tâm

Tôm Bó Củng, một loại thủy sản đặc trưng của Sông Gâm đã trở thành món ẩm thực đặc sản của người dân Bắc Mê và nhiều du khách. Hàng trăm năm qua, mỏ tôm Bó Củng đã gắn bó và giúp nhiều hộ dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.