Hội An Hướng Đến Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái

Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.
Năm năm qua, Ban Chỉ đạo Đề án 61 TP.Hội An đã chỉ đạo các xã phường nâng cao trách nhiệm cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể liên quan tạo điều kiện cho hội nông dân tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Qua đó, hội nông dân các cấp đã thực hiện hiệu quả các phong trào lớn như xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh giỏi…
Nông dân toàn thành phố đã đóng góp hàng nghìn ngày công và hiến đất xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương, lắp đặt hơn 100 bi thu gom rác thải, giúp đỡ gần 40 hộ hội viên thoát nghèo…
Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh với kỳ vọng chấm dứt kiểu khai thác tràn lan, tận diệt.

Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình xuất khẩu chung của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt hàng tôm lại có những bứt phá đầy ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam chiếm 97% thị trường thế giới nhưng 3 năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm, hàng loạt doanh nghiệp, người nuôi liên tục thua lỗ và phá sản.

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.