Hội An Hướng Đến Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái

Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.
Năm năm qua, Ban Chỉ đạo Đề án 61 TP.Hội An đã chỉ đạo các xã phường nâng cao trách nhiệm cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể liên quan tạo điều kiện cho hội nông dân tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Qua đó, hội nông dân các cấp đã thực hiện hiệu quả các phong trào lớn như xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh giỏi…
Nông dân toàn thành phố đã đóng góp hàng nghìn ngày công và hiến đất xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương, lắp đặt hơn 100 bi thu gom rác thải, giúp đỡ gần 40 hộ hội viên thoát nghèo…
Có thể bạn quan tâm

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.

Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.

Quỳnh Lưu, Hoàng Mai (Nghệ An) là trung tâm sản xuất giống thủy sản. Không chỉ cung cấp cho địa bàn trong tỉnh, những năm qua cùng với việc áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, cộng với cơ chế khuyến khích của tỉnh, các cơ sở sản xuất giống ở đây phát triển nhanh đã trở thành trung tâm sản xuất giống có uy tín của cả khu vực Bắc miền Trung.

Theo kế hoạch, năm 2015, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đưa vào nuôi tôm trên diện tích hơn 2 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 1.941 ha, diện tích nuôi tôm thẻ là 150 ha. Năm nay, nhiều hộ nuôi tôm đầu tư lớn để cải tạo ao đầm cũng như mua giống tôm của những công ty có uy tín, đảm bảo chất lượng, sạch bệnh về nuôi.