Hoàng Su Phì tập trung các giải pháp triển khai sản xuất vụ Mùa

Chủ động ứng phó với thiên tai:
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì xuất hiện rất nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, phức tạp. Điển hình như: Rét đậm, rét hại, khô hạn, giông, lốc..., các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với mật độ dày hơn, gây ra những thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Chỉ tính riêng trong vụ Xuân năm 2015, tình hình thời tiết diễn biến khắc nghiệt, đầu năm hạn hán kéo dài, đến thời điểm cuối tháng 4, tháng 5, đầu tháng 6 thời tiết khô hạn, kèm theo nắng nóng kéo dài đã làm thiệt hại trên 393 ha ngô bị ảnh hưởng, sản lượng ước thiệt hại 1.085 tấn.
Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch về sản xuất nông nghiệp của tỉnh giao năm 2015. Huyện chủ động xây dựng phương án sản xuất “Lấy vụ Mùa bù vụ Xuân” với giải pháp khắc phục chống hạn, khôi phục sản xuất bù lại diện tích, sản lượng cây trồng vụ Xuân bị thiệt hại do thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài. Bằng các biện pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật để nhân dân chủ động đầu từ thâm canh, tăng diện tích gieo trồng các cây trồng vụ Mùa, vụ Thu – đông như: Lúa, ngô, đậu tương nhằm nâng cao năng suất, sản lượng bù lại diện tích, sản lượng cây trồng đã bị thiệt hại ở vụ Xuân năm 2015. Phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 36.734,9 tấn (lúa 22.410,4 tấn, ngô 14.324,5 tấn), đạt 100% kế hoạch huyện giao, tăng 116,9 tấn so với kế hoạch tỉnh giao.
Phấn đấu hoàn thành kế hoạch gieo trồng:
Theo kế hoạch, vụ Mùa năm nay, toàn huyện có kế hoạch gieo trồng trên 10 nghìn ha cây trồng các loại. Tính đến hết tháng 7, nhân dân đã cấy lúa mùa được 3.111,8ha, đạt 86,92% kế hoạch; cây ngô được 473ha, đạt 47,3% kế hoạch (bao gồm cả kế hoạch bù vụ Xuân); cây đậu tương được 1.673ha, đạt 58,2% KH; cây lạc trồng được 115ha, đạt 42,2% kế hoạch. Những diện tích cây trồng chưa đảm bảo kế hoạch, người dân đang tiếp tục gieo trồng, dự kiến trồng xong vào trung tuần tháng 8. Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn đang tích cực chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh nhằm đảm bảo tốt các điều kiện cho cây phát triển. Bên cạnh đó, bà con cũng đang tiến hành nạo vét, khơi thông kênh mương để dẫn đảm bảo nước tưới cho cây trồng.
Đồng chí Nguyễn Quang Duẩn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, để chủ động phòng, ngừa và đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ Mùa theo kế hoạch, các cấp, các ngành, địa phương trong huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người dân đẩy tiến độ gieo cấy lúa mùa và trồng cây màu ngay khi có nước; rà soát các diện tích có nguy cơ hạn cao chuyển sang trồng các cây màu có giá trị kinh tế cao. Về cơ cấu giống, đối với cây lúa tập trung gieo trồng bằng các loại giống lúa lai năng suất cao như: Cương ưu 725, Kim ưu 725; cây ngô tập trung gieo trồng các giống ngô lai CP999, NK66; cây đậu tương gieo trồng giống đậu tương chủ lực là DT84. Hiện, ngành Nông nghiệp và chính quyền các xã, thị trấn đang tập trung vận động, hướng dẫn người dân tích cực chăm bón, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh gây hại đối với những diện tích đã gieo trồng; chủ động theo dõi sát sao tình hình thời tiết, tăng cường kiểm tra các loại cây trồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có hướng xử lý, đảm bảo các loại cây trồng cho năng suất cao vào cuối vụ.
Có thể thấy, vụ Mùa năm nay nhiều địa phương của huyện Hoàng Su Phì triển khai sản xuất chậm thời vụ là do hậu quả của nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, bằng các chủ trương, biện pháp phù hợp, cùng sự nỗ lực của người dân, tin tưởng rằng sản xuất vụ Mùa ở Hoàng Su Phì sẽ có một vụ mùa bội thu cả về năng suất và sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày giáp Tết Ất Mùi vừa qua, nhiều chủ ruộng dưa ở thị trấn Võ Xu (Đức Linh - Bình Thuận) ngậm ngùi bỏ lại ruộng dưa không thèm thu hoạch! Ngoài đồng dưa bỏ lăn lóc, bên vệ đường những điểm thu mua dưa chất đống như núi với giá 1.200 đồng/ký, chỉ bằng 1/10 của mùa dưa năm ngoái...

Bằng tinh thần, ý chí và nghị lực của một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, ông Tùng đã trồng thành công quýt hồng trên đỉnh núi Cấm. Sự thành công sau hàng chục năm kiên trì của ông không chỉ giúp cho gia đình ông thóat nghèo mà còn mở ra một triển vọng về mô hình trồng cây có múi trên núi cho nhiều nông dân vùng Bảy Núi.

Đó là cây xoài của gia đình ông Lê Văn Hùng ở quận 12, TPHCM. Cách đây 3 tháng, ông Hùng mua mấy cây xoài về trồng để tạo bóng mát trong khuôn viên nhà. Sau một thời gian chăm sóc, các cây xoài phát triển bình thường nhưng có một cây cao khoảng 1,2m ra khá nhiều bông, cuống bông dài hơn 0,5m (ảnh).

Sau Tết Ất Mùi, giá ổi tiếp tục giữ ở mức cao hơn so với các loại trái cây khác. Ông Huỳnh Văn Long ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, trồng 6 công ổi Đài Loan, hiện giá ổi được thương lái đến thu mua tại vườn ở mức 7.000 - 8.000 ngàn đồng/kg, cao hơn từ 1.000 - 2.000 ngàn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái, sau khi trừ phí ông còn lợi nhuận khoảng 5.000 đồng/kg.

Từ giữa năm 2014 đến nay, nhiều loại rau hàng hóa trên thị trường rơi vào cảnh “rớt giá”, có thời điểm, giá rau rẻ như cho. Thực trạng đó đang đặt ra bài toán cho các cấp ngành quản lý, các doanh nghiệp và người trồng rau trong quy hoạch, trồng cũng như bảo quản, chế biến rau sạch.