Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững

Để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững, UBND xã Hoằng Phụ đã rà soát diện tích bãi bồi ven sông (trước đây bỏ hoang, một số diện tích được người dân khai thác nuôi tôm sú nhưng hiệu quả thấp), quy hoạch, bước đầu chuyển 20 ha sang nuôi tôm he chân trắng. Đồng thời, xã đã hỗ trợ xây dựng đường điện (từ trạm điện của xã đến các khu đồng nuôi) và vận động, khuyến khích các đơn vị, cá nhân có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và kinh nghiệm nhận thầu ao đầm nuôi tôm he chân trắng.
Kết quả, vụ xuân - hè năm 2015, Hoằng Phụ đã đưa 11 ha vào nuôi tôm he chân trắng. 100% diện tích nuôi tôm he chân trắng được các chủ ao đầm thả từ 2 - 3 vụ/năm. Từ cuối tháng 5 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2, một số gia đình đã thả nuôi tôm he chân trắng vụ 3. Năng suất bình quân đạt 15 tấn/1 ha/2 vụ. Không những làm giàu cho gia đình, các hộ nuôi tôm he chân trắng tại Hoằng Phụ còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ.
UBND xã Hoằng Phụ đã có kế hoạch tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hoàn chỉnh công nghệ, quy trình kỹ thuật nuôi để phổ biến rộng rãi cho người dân kiến thức kiểm tra, đánh giá chất lượng tôm giống; chăm sóc, quản lý tôm nuôi, sử dụng hóa chất, thức ăn, thuốc kháng sinh đúng liều lượng, nâng kích cỡ tôm nuôi, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ xuất khẩu và bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những mục tiêu của ngành Thuỷ sản Việt Nam là giảm bớt các khâu trung gian khi xuất khẩu hàng hoá sang châu Âu.

Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu cho biết: Khi mới triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 2,5 tiêu chí, nhưng đến nay huyện đã không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Riêng xã Phù Mỹ từ lúc chỉ đạt 4 tiêu chí, đến cuối 2013 đã đạt 17 tiêu chí.

Hiện nay mô hình lấy khí biogas từ chất thải chăn nuôi phát triển khá mạnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Mô hình không chỉ cho khí đốt sinh hoạt mà còn làm năng lượng tạo nên dòng điện phục vụ trở lại chăn nuôi.

Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức mua 13 con bò đực lai sind với kinh phí 525 triệu đồng để hỗ trợ cho nông dân ở tỉnh.

Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt.