Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoang mang vì bệnh lạ trên cây nghệ vàng Chí Tân

Hoang mang vì bệnh lạ trên cây nghệ vàng Chí Tân
Ngày đăng: 01/11/2015

Hiện nay, xã Chí Tân có khoảng 290 mẫu trồng nghệ, tăng trên 30 mẫu so với năm 2014.

Thời điểm này nông dân Chí Tân bắt đầu vào vụ thu hoạch nghệ củ non và khoảng hơn 1 tháng nữa sẽ bước vào vụ thu hoạch nghệ củ già.

Cách đây 4 – 5 tháng, thương lái bắt đầu thu mua nghệ củ với giá khoảng 27.000 – 30.000 đồng/kg, tăng gấp 5 – 6 lần so với năm ngoái.

Đây là giá thu mua nghệ củ cao nhất từ trước đến nay nên người trồng nghệ ở Chí Tân rất vui mừng, phấn khởi.

Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, một số diện tích nghệ của nông dân trong xã bị mắc loại bệnh chưa rõ tên.

Những cây nghệ đang phát triển bình thường bỗng nhiên có biểu hiện cháy lá, thối rễ, thối củ non không rõ nguyên nhân.

Bệnh “lạ” này đã xuất hiện trên cây nghệ Chí Tân khoảng 2, 3 năm trở lại đây nhưng diện tích bị bệnh ít nên không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nghệ.

Năm nay, bệnh “lạ” này lây lan rất nhanh.

Ban đầu chỉ vài hộ trong xã có một vài bụi nghệ bị bệnh nay đã lan rộng ra khoảng 50 – 60% tổng diện tích nghệ của cả xã.

Hầu như hộ trồng nghệ nào cũng có nghệ bị bệnh.

Bệnh “lạ” làm cây nghệ vàng Chí Tân năm nay giảm nghiêm trọng cả về năng suất và chất lượng.

Những diện tích nghệ bị bệnh năng suất cao nhất chỉ còn khoảng 50% so với trước đây hoặc mất trắng.

Nghệ vốn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít khi bị sâu, bệnh hại, nay thấy cây nghệ bỗng nhiên chết dần, chết mòn hàng loạt không rõ nguyên nhân, người trồng nghệ Chí Tân vô cùng lo lắng, hoang mang.

Diện tích nghệ vàng bị bệnh lạ ngày càng một tăng khiến người dân vô cùng lo lắng

Để cứu cây nghệ, người dân đã làm nhiều cách, từ rắc vôi bột vào những cây bị bệnh, rồi mang cây nghệ bị bệnh đến những cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài xã để tìm mua thuốc trị bệnh.

Tuy nhiên, đã phun nhiều loại thuốc nhiều lần nhưng bệnh “lạ” này vẫn tiếp tục lây lan trên cây nghệ.

Về xã Chí Tân thời điểm này, vấn đề "thời sự" nhất được người dân quan tâm là hiện tượng "bệnh lạ" xuất hiện trên cây nghệ.

Từ xa nhìn xuống ruộng nghệ, xen giữa màu xanh là những khoảng lớn nghệ bị cháy lá, lụi tàn.

Chị Nguyễn Thị Ty, người trồng nghệ ở thôn Nghi Xuyên buồn bã nói: “Vụ này gia đình tôi trồng 1,7 mẫu nghệ vàng.

Gần đến kỳ thu hoạch, cách đây hơn 1 tháng bỗng nhiên một số bụi bị cháy lá, thối củ, bệnh lây lan nhanh chóng nên đến nay gia đình tôi đã có trên 4 sào nghệ mắc bệnh.

Tôi mang cây nghệ bị bệnh đến cửa hàng bán thuốc bảo bệ thực vật thì được người bán nói là nghệ bị bệnh vàng lá, xoăn lá rồi bán cho 4 loại thuốc về hòa ra rồi phun cho cây nghệ.

Mỗi lần phun một sào nghệ mất khoảng 120.000 đồng, chưa kể tiền công, đến nay gia đình tôi đã phun tổng cộng 7 lần thuốc này cho nghệ hết hơn 3 triệu đồng mà bệnh “lạ” vẫn không chấm dứt.

Tiếc tiền, tiếc công, tôi thu hoạch sớm những cây nghệ này thì khi nhổ lên củ nghệ bị thối hết.

Vụ này coi như gia đình tôi mất trắng hơn 4 sào nghệ”.

Cùng tình cảnh với chị Ty là gia đình ông Trần Văn Chợ, ở thôn Nghi Xuyên.

Mặc dù có kinh nghiệm trồng nghệ nhiều năm, chưa bao giờ nghệ của gia đình ông bị sâu, bệnh nhưng không hiểu sao đến nay vẫn có 2,5 sào nghệ bị mắc bệnh “lạ”.

Ông Chợ cho biết: “Chưa bao giờ cây nghệ của người dân trong xã bị tình cảnh này, có người thì bảo tại đất, người thì đoán tại đạm, lân giả… không biết làm sao bây giờ.

Quá lo lắng nên nghe người dân trong xã mách tôi cũng phun tổng cộng 9 lần các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây nghệ hết hơn 7 triệu đồng nhưng vẫn không cứu được nghệ.

Những năm trước, năng suất nghệ của gia đình tôi luôn đạt 1 – 1,2 tấn củ/sào, nhưng năm nay ước tính chỉ đạt 700 – 800kg củ/sào.

Nếu từ nay đến khi thu hoạch vẫn không ngăn chặn được bệnh “lạ” này trên cây nghệ thì năng suất còn giảm nữa.

Hiện chúng tôi đang rất lo lắng nên mong muốn các cơ quan chức năng sớm về tìm hiểu, có biện pháp giúp nông dân phòng và trị bệnh “lạ” này cho cây nghệ”.

Với giá bán nghệ cao kỷ lục từ trước đến nay, lẽ ra người trồng nghệ đã rất vui mừng, phấn khởi thì nay lại đang lo lắng vì nghệ chết dần, chết mòn không rõ nguyên nhân.

Bà Nguyễn Thị Vui, Chủ tịch UBND xã Chí Tân cho biết:

“Trước tình hình bệnh “lạ” xuất hiện, lây lan nhanh chóng trên cây nghệ của nông dân trong xã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng nghệ, chúng tôi đã báo cáo lên cơ quan chuyên môn của huyện, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định được bệnh.

Hiện chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến thời điểm chính vụ thu hoạch nghệ củ, chúng tôi mong các cơ quan chức năng, các nhà khoa học sớm về tìm hiểu bệnh “lạ” trên cây nghệ để giúp nông dân phòng trừ”.


Có thể bạn quan tâm

Tín Hiệu Khả Quan Từ Dự Án Nuôi Bò Úc Tín Hiệu Khả Quan Từ Dự Án Nuôi Bò Úc

Tuyến đường 534 chạy qua địa phận Nghi Lộc (Nghệ An) trở nên tấp nập hơn từ ngày trại nuôi bò Úc ở cụm công nghiệp Đô Lăng thuộc xã Nghi Lâm đi vào hoạt động. Đây là trại nuôi bò thịt, nhập ngoại đầu tiên của khu vực phía Bắc, và là trại nuôi bò thứ 7 của công ty Kết Phát Thịnh có trụ sở ở tỉnh Long An (6 trại khác ở Long An và TP. Hồ Chí Minh)...

27/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Dê Ở Ninh Hòa (Ninh Bình) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Dê Ở Ninh Hòa (Ninh Bình)

Xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có diện tích rừng núi và núi đá vôi chiếm khá nhiều (hơn 40% tổng diện tích của địa phương). Đây là điều kiện thuận lợi để đàn dê sinh sản và phát triển. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ gia đình trong xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi dê, nhờ đó mà thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, đặc biệt có nhiều hộ đã thoát nghèo.

27/10/2014
Đã Xuất Khẩu Hơn 5 Triệu Tấn Gạo Đã Xuất Khẩu Hơn 5 Triệu Tấn Gạo

Cũng theo VFA, trong tuần đến 23-10, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục nhích nhẹ. Cụ thể, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.700 - 5.800 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.850 - 5.950 đồng/kg, tăng 50 đồng so với tuần trước đó.

28/10/2014
Hơn 40 Năm Bám Biển Mưu Sinh Hơn 40 Năm Bám Biển Mưu Sinh

Gia đình ông Trần Xảm, có đến 4 thế hệ gắn bó với nghề đi biển. Kinh nghiệm đánh bắt cũng được gia đình ông truyền từ đời này qua đời khác. Vì thế, mỗi chuyến đi biển là mỗi lần thuyền về đầy ắp cá tôm, hiếm khi thuyền về không. Hơn 40 năm mưu sinh, gắn bó với biển đã giúp ông xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi con cái khôn lớn, nên người.

28/10/2014
Xuất Khẩu Cà Phê Vượt Ngưỡng 3 Tỷ USD Xuất Khẩu Cà Phê Vượt Ngưỡng 3 Tỷ USD

Về thị trường tiêu thụ, Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%. Trong đó, thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất gấp 2,6 về khối lượng so với cùng kỳ 2013.

28/10/2014