Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoàn Vốn Nhanh, Nhiều Triển Vọng

Hoàn Vốn Nhanh, Nhiều Triển Vọng
Ngày đăng: 24/06/2012

Kỳ đà là động vật quý hiếm thuộc lớp bò sát, dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có một số người nuôi kỳ đà. Nuôi kỳ đà sinh sản sẽ cho hiệu quả kinh tế gấp bội. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu, nông dân rất cần cơ quan khuyến nông nghiên cứu, xây dựng mô hình thử nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật.

Theo chân ông Nguyễn Sinh - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Phước Lộc (xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Hoa - hộ duy nhất trên địa bàn xã nuôi kỳ đà. Bà Hoa cho biết, năm ngoái, con trai bà vào Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) tìm mua giống về nuôi. Theo bà Hoa, kỳ đà dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc, lớn nhanh. Khi mới mua về, bình quân kỳ đà giống nặng 1 kg/con; sau 6 tháng nuôi tăng lên 5 kg/con. Thức ăn của kỳ đà đơn giản, chủ yếu là thức ăn động vật như: cóc, nhái, gà, vịt, tôm, cá, phụ phẩm lò mổ… Bà Hoa thường lấy thức ăn là gà, vịt, lòng heo ở lò mổ về rửa sạch, cắt nhỏ để cho kỳ đà ăn. Kỳ đà ăn 3 ngày/lần, 3 - 4 kg thức ăn có thể nuôi hàng chục con kỳ đà vài tháng tuổi. Bà Hoa cho biết, nuôi kỳ đà mang lại hiệu quả kinh tế. Từ khi nuôi đến nay, bà đã xuất bán 3 lần, mỗi lần 20 - 30 kg kỳ đà thịt. Giá 1 kg con giống từ 500 đến 600 ngàn đồng/kg, giá kỳ đà thịt 300 ngàn đồng/kg.

Ở trang trại của bà Hồ Thị Phương (xã Khánh Bình, Khánh Vĩnh) cũng đang nuôi hàng chục con kỳ đà. Bà Phương cho biết, nuôi kỳ đà thịt rất dễ, còn nuôi sinh sản khó hơn. Theo bà Phương, nuôi kỳ đà cần làm chuồng nền lát xi măng hay gạch tàu, xung quanh xây kín, tô láng để kỳ đà không leo ra ngoài. Trong chuồng xây bể nước cho kỳ đà tắm và bố trí một số vật liệu nhẹ để kỳ đà trú ẩn. Ngoài ra, nếu nuôi kỳ đà sinh sản cần bố trí thêm bãi cát để kỳ đà đẻ trứng. Bà Phương cho rằng, mùa Hè, kỳ đà ăn khỏe, lớn nhanh, còn mùa Đông có tập tính hay ngủ nên gầy ốm. Người nuôi cần sắp xếp chuồng trại thoáng mát vào mùa Hè, ấm áp vào mùa Đông để tăng thể lực cho kỳ đà. Ở trang trại của bà Phương, thức ăn cho kỳ đà là dế. Bà Phương tiết lộ: “Cho kỳ đà ăn gà, vịt chết khó kiểm soát được có bệnh hay không nên tôi chuyển sang cho kỳ đà ăn dế”.

Bà Phương mua kỳ đà giống ở Đắc Lắc, bình quân 600 ngàn đồng/kg. Khi xuất bán, kỳ đà thịt có giá 330 đến 350 ngàn đồng/kg. Theo bà Phương, kỳ đà nuôi có trọng lượng 1,8 - 3,5 kg sẽ dễ bán; lớn hơn 4 kg thì thịt dai, giá chỉ còn 300 ngàn đồng/kg. Kỳ đà lớn nhanh, sau 1 năm, con giống 0,5 kg có thể đạt 3,5 - 4 kg/con. Theo bà Hoa, hiện nay, kỳ đà thịt được cơ sở bán con giống thu mua hết.

Là người đam mê nuôi các loài động vật quý hiếm, bà Phương cho rằng, hiện nay, nuôi kỳ đà sinh sản còn khó. Kỳ đà đẻ trứng rồi vùi trứng trong cát để tự nở thành con. Sau khi đẻ, 30 - 35 ngày trứng sẽ nở, nếu không tách kỳ đà đực ra sẽ bị hao hụt rất lớn do tập tính ăn con của kỳ đà đực. Mặt khác, nhiệt độ ấp rất quan trọng. Bà Phương cho biết, cần phải dày công hơn nữa để nghiên cứu vấn đề này.

Nuôi kỳ đà đang là cơ hội lớn cho nông dân. Theo những hộ nuôi kỳ đà, cơ quan khuyến nông cần xây dựng mô hình nuôi kỳ đà để chuyển giao kỹ thuật rộng rãi, bởi nuôi kỳ đà có nhiều triển vọng.

- Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, có thể dài 2,5 - 3m, nặng 10 kg; tập tính thích ăn động vật; ngủ ban ngày; ban đêm kiếm ăn; sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác, nuôi dưỡng tốt có thể lớn gấp 2 - 3 lần. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi, dài 2,5m, nặng 7 - 8 kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa 15 - 17 trứng, chỉ 35% có khả năng nở con, nếu ấp nhân tạo có thể đạt 80 - 90%.

- Phân biệt con đực, con cái: lật ngược bụng kỳ đà quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt. Con đực có gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ, khi bóp gốc đuôi thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt. Con cái có đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp gốc đuôi không thấy gai giao cấu lòi ra.

Có thể bạn quan tâm

Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

28/04/2015
Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

28/04/2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015
Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương

Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.

28/04/2015