Hoàn thiện bộ bài giảng về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Trước đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã có Quyết định 71 về việc thành lập đoàn công tác dân vận - MTTQ và các tổ chức đoàn thể tham gia xây dựng NTM.
Đoàn công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tham gia xây dựng NTM của khối dân vận, MTTQ và các tổ chức đoàn thể;
Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng NTM.
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Cao Thanh: Sau khi bộ bài giảng được thông qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì cùng với UBMTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể sẽ tổ chức triển khai tập huấn cho cán bộ cốt cán trong hệ thống từ cấp huyện, xã đến thôn xóm.
Để đưa phong trào đi vào chiều sâu, rộng khắp, hiệu quả và thiết thực, các tổ chức thuộc đoàn công tác đã phối hợp xây dựng, biên soạn bộ bài giảng về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM.
Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bùi Nhân Sâm: Đối tượng tập huấn cần đến được là cấp thôn xóm. Về thời gian, đối với cấp huyện, xã cố gắng tập trung hoàn thành trong năm 2015
Nội dung các chuyên đề bài giảng gồm: Các quy trình huy động nguồn lực trong xây dựng NTM và một số giải pháp trong thời gian tới; công tác mặt trận tham gia xây dựng NTM, trong đó nhấn mạnh công tác tuyên truyền, vận động huy động nguồn lực, giám sát cộng đồng;
Tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó 8 tiêu chí của “Gia đình 5 không, 3 sạch” là nội dung quan trọng xuyên suốt nhằm góp phần vận động, hướng dẫn phụ nữ xây dựng NTM; nâng cao vai trò tổ chức đoàn thanh niên trong xây dựng NTM…
Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thế Hoàn: Đoàn thanh niên các cấp tập trung huy động lực lượng xây dựng đường điện thanh niên, khu dân cư mẫu, chuồng trại…
Sau khi bộ bài giảng được thông qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì cùng với UBMTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể sẽ tổ chức triển khai tập huấn cho cán bộ cốt cán trong hệ thống từ cấp huyện, xã đến thôn xóm.
Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận công tác phối hợp chuẩn bị tài liệu bài giảng của các ban, ngành liên quan, đồng thời lưu ý Ban Soạn thảo chú trọng đến một số nội dung bài giảng.
Theo đó, bài giảng phải có tính minh chứng thực tiễn, vừa giám sát, phản biện, vừa hướng dẫn tổ chức thực hiện; tránh trùng lặp với các bài giảng của Trường Chính trị Trần Phú đang triển khai. Trong giảng bài khuyến khích giành thời gian hỏi – đáp. Xác định đối tượng, đích cuối cùng là cộng đồng dân cư (tổ chức đoàn thể cấp thôn xóm) để hiểu và tổ chức thực hiện tốt.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đoàn công tác cấp tỉnh tổ chức khai giảng thí điểm ở một địa phương trong tháng 11/2015 để rút kinh nghiệm, sau đó triển khai đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.