Hoa Tiêu Cá Giống

Nhiều năm qua, anh Nguyễn Đức Chí luôn kiếm tìm những giống cá mới có chất lượng để cung cấp cho thị trường. Vì vậy mà các chủ đầm, chủ trang trại nuôi thuỷ sản nước ngọt thường gọi anh là “hoa tiêu” cá giống.
Đam mê ao, đầm
Thôn Ô Mễ (xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) là vùng triều trũng. Năm 1994, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi từ ruộng trũng sang mô hình nuôi thuỷ sản của địa phương, anh Chí mạnh dạn nhận 5ha ruộng trũng. “Để khu ruộng trũng ra hình hài khu ao nuôi cá, gia đình tôi phải mất 3 năm đào đắp. Có thời điểm, gia đình phải thuê cả trăm lao động đào đất đắp bờ bao, hình thành nên hệ thống 14 ao nuôi cá...”- anh Chí nhớ lại.
Bốn năm đầu sau khi chuyển đổi, anh nuôi cá thịt, sau khi trừ chi phí thấy lãi chẳng được bao nhiêu. Một trong những nguyên nhân là anh chưa chủ động được nguồn cá giống, hơn nữa chất lượng cá giống chưa tốt. Đó là động lực thôi thúc anh mày mò tìm kiếm các loại cá giống. Qua nhiều kênh thông tin, anh tìm đến các trung tâm giống cá nước ngọt ở các tỉnh miền Nam, miền Đông rồi sang cả Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Tiệp Khắc (cũ) để tìm hiểu và du nhập các giống cá nước ngọt có chất lượng cao.
Anh Chí tâm sự: “Tôi vốn thích nước từ nhỏ, sau này nuôi cá, đi đâu mà thấy đầm, hồ có vị thế đẹp là tôi cứ đứng ngắm mãi không chán...”. Nhiều khu đầm, ao, hồ rộng ở các tỉnh phía Bắc đều được anh Chí ghé thăm và đặt mối quan hệ hợp tác nuôi cá với các chủ đầm. Với việc thả nuôi các giống cá mới nhất, áp dụng kỹ thuật theo hướng dẫn, anh đã xây dựng và hình thành nên hệ thống chân rết nuôi các giống cá mới, chất lượng cao...
Đi trước, về đích trước
Với tính tự chủ cao, nhiều giống cá mà anh Chí du nhập, nuôi khảo nghiệm, chọn lọc và thuần hoá đã đi trước các cơ sở sản xuất giống của Nhà nước. “Từ năm 2001 đến 2008, giống cá rô phi đơn tính từ Đài Loan luôn đứng đầu bảng danh mục thả nuôi. Năm 2009, giống cá này nhường ngôi số 1 cho giống cá rô phi đơn tính nhập từ một tỉnh miền Nam Trung Quốc. Từ vụ thả nuôi đầu năm 2012, giống cá rô phi Đường Nghiệp (Trung Quốc) là số 1. Hiện nay, ở miền Bắc tôi là người đầu tiên có giống cá này”- anh Chí khẳng định.
Trang trại của anh Chí đang xuất bán cá chép Indonesia và cá rô phi Đường Nghiệp - 2 giống cá mới nhất hiện nay. Cá nhân, tổ chức, HTX, đơn vị có nhu cầu mua cá giống liên hệ địa chỉ: Anh Nguyễn Đức Chí - thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, điện thoại di động: 0912364716.
Bên cạnh rô phi đơn tính thì chim trắng, chép cũng là những giống cá chủ lực của trang trại anh Chí. Hiện nay, anh đang xuất bán dòng cá chép Indonesia. Anh Chí cho hay: “Để du nhập 1 giống cá, tôi phải đến tận nơi xem rồi mới quyết định”. Thường việc nhập cá, nuôi khảo nghiệm được anh làm hết sức cẩn trọng. Có giống nhập về nuôi rất thành công nhưng anh vẫn khuyến cáo bà con không nên nhân rộng, như giống cá nheo, cá bò Trung Quốc nuôi ở Việt Nam tăng trưởng rất tốt, nhưng thị trường tiêu thụ còn nhỏ.
Mặc dù rất muốn phủ kín nhanh việc thả nuôi các loại cá giống mới do mình khảo nghiệm, nhưng việc tiến hành xây dựng các điểm nuôi trình diễn, điểm đại lý vẫn được anh thực hiện rất cẩn trọng. “Phải đặt niềm tin vào những người có tâm huyết với nghề. Giả dụ, chỉ cần 1 người nào đó trộn giống cá trôi nổi vào lô cá giống mới thì uy tín sẽ mất và người thiệt hại nặng nhất là các hộ trực tiếp thả nuôi”- anh Chí lý giải.
Với những thành công trong “nghiệp” cá, anh Nguyễn Đức Chí vinh dự được mời về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ IV.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

Ngư dân Nguyễn Vĩnh Phát (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-00461 có công suất 90CV, cho biết: “Sau tết, vào ngày mùng 5, chúng tôi khởi hành ra khơi đánh bắt hải sản bằng nghề chụp mực. Chuyến biển khởi hành đầu năm thường cho sản lượng lớn do đây là mùa sinh sôi của cá, mực.

Mấy ngày nay, nhiều nông dân ở Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc) tập trung ra đồng để cải tạo đất, chăm bón và phòng trừ dịch bệnh cho cây màu và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Bà Nguyễn Thị Lài ra đồng từ sớm để bón phân cho mấy sào ớt và bắp vừa mới gieo trồng trong vụ đông xuân để kịp thời thu hoạch vào cuối tháng 2 âm lịch sắp tới.

Nhằm hạn chế những thiệt hại do chuột gây ra, đảm bảo an toàn cho cây lúa đông xuân phát triển trong giai đoạn từ nay đến cuối vụ, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp diệt chuột bằng các loại bẫy, ưu tiên dùng những loại bẫy bả sinh học để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.