Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa Tặc Hoành Hành Đất Cao Nguyên

Hoa Tặc Hoành Hành Đất Cao Nguyên
Ngày đăng: 05/11/2014

Trong những ngày qua, nông dân trồng hoa ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) mất ăn mất ngủ vì nạn trộm hoa tại vườn.

Điều đáng nói là sau khi bị mất trộm, nông dân báo cho chính quyền và cơ quan chức năng sở tại nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận vụ việc chứ chưa tìm cách ngăn chặn, nên “hoa tặc” vẫn cứ lộng hành.

Những năm gần đây, một số loại nông sản khác như rau, củ, quả ở Đà Lạt rớt giá thê thảm, thậm chí phải nhổ bỏ tại vườn thì các loại hoa trở thành “cứu tinh” của người nông dân nơi đây.

Tuy nhiên, cũng chính vì lẽ đó mà những vườn hoa của nông dân trở thành “miếng mồi ngon” cho nhiều kẻ không chịu lao động nhưng muốn hưởng thành quả bằng việc… ăn trộm.

Không chỉ hái trộm mà còn phá hoại!

Ông Trần Minh Thắng - ngụ khu Thánh Mẫu, phường 7, một nạn nhân của bọn trộm hoa cho biết, sáng 3.11, gia đình ông vào vườn cắt hoa đóng gói để chuyển đi tiêu thụ thì tá hoả khi chứng kiến vườn hoa cát tường 1.000m2, khoảng 18.000 gốc mà trước khi đi ngủ còn nguyên, nhưng chỉ sau một đêm bị bọn “hoa tặc” dọn sạch, chỉ còn lại những bông xấu, hư hỏng hoặc chưa đơm nụ. Ước tính gia đình ông mất khoảng 1 tấn hoa, với giá ổn định ở mức hiện nay 60.000 - 70.000 đồng/kg thì tính ra thiệt hại gần 70 triệu đồng.

Bà Trần Thị Linh Tiên (vợ ông Thắng) xót xa cho biết, chi phí đầu tư để trồng một cây hoa cho đến khi được thu hoạch khoảng 4.000 đồng. Mỗi vụ cát tường cho người trồng thu hoạch 2 lứa rồi mới phải phá bỏ để trồng mới.

“Vườn hoa mới thu hoạch mùa đầu tiên giờ kẻ trộm đã nhổ cả gốc và còn phá luôn giàn lưới nâng hoa, giẫm đạp cả những luống hoa còn non thì có nước phá bỏ trồng lại chú không còn cách nào khác. Tôi trồng hoa gần 10 năm nay, nhưng chưa khi nào bị trộm nhổ nguyên vườn hoa như lần này” - bà Tiên cho hay.

Không chỉ gia đình ông Thắng là nạn nhân của bọn “hoa tặc” mà trước đó, nhiều vụ trộm hoa tương tự xảy ra trên địa bàn. Đêm 14.10, trộm đột nhập vào vườn hoa của gia đình ông Trần Trung Hải (cuối khu Thánh Mẫu), bẻ trộm cả vườn hoa đồng tiền, sản lượng trên 4.000 cành. Ông Hải cho biết bọn trộm giẫm đạp hư cả vườn hoa, hút thuốc lá bỏ lại cả đống đầu lọc và còn để rơi chìa khóa xe máy trong vườn.

Tiếp đó, đêm 18.10, trộm lại lẻn vào vườn hoa của anh Cao Đăng Trình (gần vườn ông Hải bẻ trộm hơn 2.000 bông đồng tiền. Đầu tháng 9.2014, vườn hoa cẩm chướng của ông Nguyễn Thanh Hướng (khu Đa Thiện, phường) cũng bị trộm đột nhập bẻ trộm hơn 4.000 cành. Không chỉ bẻ trộm hoa, kẻ gian còn giẫm nát vườn hoa, làm ông Hướng thất thu gần một tháng sau.

Chính quyền cần sớm vào cuộc

Bức xúc trước sự ngang ngược và xem thường pháp luật của bọn “hoa tặc”, ông Trần Trung Hải đã báo cáo sự việc cho chính quyền sở tại với mong muốn tìm được bọn trộm, nhưng sự việc cũng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận… bằng miệng.

Ông Hải bức xúc: “Tôi làm hoa hơn chục năm rồi nhưng tình trạng trộm hoa chỉ mới xảy ra một năm nay thôi, nhưng ngành chức năng không bắt được kẻ trộm, gây tâm lý bất an trong người dân chúng tôi”.

Trao đổi với chúng, ông Nguyễn Thanh Hướng cho biết, quá bức xúc khi bị mất hoa, ông đã trình báo tổ dân phố vụ việc, nhưng chẳng thấy cơ quan chức năng tới ghi nhận vụ việc. Chúng tôi đem vấn đề này đến ông Cao Thanh Hiếu - Trưởng Công an phường 7, thì ông Hiếu cho biết:

“Công an phường và dân quân địa phương thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm soát nhưng rất khó phát hiện kẻ trộm, vì hoa thường được trồng trong nhà kính, nhà lưới, lực lượng tuần tra không thể đi đến từng vườn được. Vì vậy, biện pháp trước mắt các chủ vườn tiêu phải liên kết cùng nhau bảo vệ, khi phát hiện kẻ trộm thì nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý”...

Trước thực trạng mất trộm, người trồng hoa ở Đà Lạt rất lo lắng và bức xúc, mong các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần mạnh tay và vào cuộc kịp thời, tăng cường tuần tra, mai phục nhằm kịp thời phát hiện bọn trộm cắp lẫn đối tượng tiêu thụ hoa ăn cắp để nông dân yên tâm sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá bán thâm canh ở Chiềng La Mô hình nuôi cá bán thâm canh ở Chiềng La

Nghề nuôi cá ở xã Chiềng La (Thuận Châu, Sơn La) là một trong những nghề được người dân duy trì từ rất lâu, tuy nhiên, chỉ mang tính tự cung, tự cấp là chính...

14/11/2015
Châu Thành 50% diện tích tôm bị lỗ Châu Thành 50% diện tích tôm bị lỗ

Vụ tôm năm 2015, các xã vùng hạ của huyện Châu Thành, tỉnh Long An thả nuôi hơn 1.231ha tôm các loại, trong đó, có hơn 490ha tôm sú, 740ha tôm thẻ và 1ha tôm càng xanh. Vụ 1, nông dân thả nuôi gần 570ha, vụ 2 gần 470ha, tôm nuôi vụ nghịch gần 200ha.

14/11/2015
Nuôi tôm hướng đến đa dạng sản phẩm xuất khẩu Nuôi tôm hướng đến đa dạng sản phẩm xuất khẩu

Tôm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Những năm vừa qua, mô hình lúa – tôm (Thoại Sơn - An Giang) từng bước mang lại hiệu quả cho nông dân.

14/11/2015
Tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển lột, cua gạch trong lồng Tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển lột, cua gạch trong lồng

Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh vừa phối hợp với Hội nông dân xã Hoàng Tân tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cua biển lột và cua gạch trong lồng cho 50 bà con nông dân trên địa bàn xã.

14/11/2015
Tìm giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm công nghiệp Tìm giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm công nghiệp

Ngày 10/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước (Cà Mau) tổ chức hội thảo chuyên đề một số giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm. Trên 100 nông dân nuôi tôm công nghiệp trong huyện tham dự.

14/11/2015