Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa Quả Nhập Khẩu Vi Phạm Giật Mình

Hoa Quả Nhập Khẩu Vi Phạm Giật Mình
Ngày đăng: 28/07/2014

"Thực tế hiện nay, khi mua hoa quả, người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn, tôi đề nghị khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình".

Liên quan đến việc hoa quả nhập khẩu mỗi nơi một giá, mập mờ nguồn gốc, chất lượng, trao đổi với PV, ông Vũ Văn Hòa - Phó Trưởng phòng Phòng Kiểm soát chất lượng hàng hóa Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương cho rằng, người tiêu dùng khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Thưa ông, trái cây nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu giám sát như thế nào về chất lượng?

- Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNN ngày 13/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành danh mục vật thể kiểm dịch thực vật quy định phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Như vậy theo quy định của Thông tư nêu trên trái cây nhập khẩu vào Việt Nam phải có trong danh mục cho phép nhập khẩu, trước khi làm thủ tục thông quan cơ quan kiểm dịch sẽ lấy mẫu để kiểm dịch tại phòng thí nghiệm vật gây hại, dư lượng hóa chất không được phép theo quy định.

Sau khi kiểm tra không có vi phạm sẽ được cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm giám sát chất lượng.                                                        

- Cơ quan quản lý có thường xuyên kiểm tra hoa quả nhập khẩu ở các siêu thị, cửa hàng hoa quả nhập khẩu không và có phát hiện vi phạm gì không?

- Hàng hóa lưu thông trên thị trường trong đó có hoa quả nhập khẩu được thường xuyên kiểm tra. Chi cục Quản lý thị trường các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, đối tượng kiểm tra có cả các siêu thị, các cửa hàng hoa quả.

Trong sáu tháng đầu năm 2014 lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 90.826 vụ, xử lý 48.6910 vụ vi phạm; tổng thu nộp ngân sách 202,76 tỉ đồng; trị giá hàng tịch thu 67,24 tỉ đồng trong đó có xử lý các hành vi vi phạm về lưu thông và buôn bán hoa quả nhập khẩu, trong khi kiểm tra đã phát hiện có một số vi phạm như việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, hoa quả đang bày bán quá hạn sử dụng quy định, hàng có dấu hiệu kém về hình thức, chất lượng do vận chuyển, bảo quản không tốt.

Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu về sai phạm chất lượng có thể lấy mẫu đưa đến cơ quan có thẩm quyền để giám định.

- Hoa quả nhập khẩu hiện mỗi nơi một giá, ví dụ cùng giới thiệu là táo Envy nhập khẩu nhưng siêu thị lớn ở Hà Nội bán dưới 100.000 đồng/kg, trong khi đó  ở cửa hàng chuyên hoa quả nhập khẩu lại có giá gần 300.000 đồng/kg, tương tự với nho, cam Mỹ. Vì sao có sự chêch lệch quá lớn như vậy, liệu có điều gì bất thường ở đây không, thưa ông?

- Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao quản lý nhà nước về giá, Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về giá quy định tại các Điều 5, 8, 10, 12, 13, 14 và Điều 16 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Việc giá cả hoa quả nhập khẩu chêch lệch cần có sự trả lời của các cơ quan liên quan như Cục Quản lý giá, Tổng cục Hải quan...Nếu có nghi ngờ gian lận về giá, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng…hoa quả nhập khẩu chúng tôi sẽ phản ánh và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xem xét.

- Là đơn vị quản lý, ông có nắm được giá hoa quả nhập khẩu như táo, nho, lê của Mỹ, Úc vào Việt Nam là bao nhiêu? Giá bán tại thị trường Việt Nam hiện nay có chêch lệch nhiều so với giá nhập không?

- Quản lý thị trường là lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Để nắm rõ hơn về giá hoa quả nhập khẩu cần liên hệ với Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý giá. Giá bán hoa quả trên thị trường phụ thuộc nhiều yếu tố như xuất xứ, chất lượng, các chi phí trong khâu lưu thông…

- Thưa ông, nhiều loại hoa quả nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ có giá rẻ như hoa quả Trung Quốc ngoài chợ thế liệu có đảm bảo hay không? Điều đó có thể nghi ngờ về nguồn gốc sản phẩm không, khi mà hiện tượng “phù phép” trái cây ghi sai nguồn gốc để bán với giá cao không phải hiếm?

- Như tôi đã trả lời ở trên, hoa quả nhập khẩu bán tại các chợ dân sinh thường có chất lượng trung bình, nếu các đơn vị nhập khẩu hoa quả nhập được giá thấp cộng các chi phí nếu có lãi họ vẫn có thể bán với giá phù hợp với giá cả các loại hoa quả khác cùng loại.

Tuy nhiên không loại trừ có tập thể, cá nhân lợi dụng uy tín, chất lượng hoa quả nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ ghi sai nguồn gốc hoa quả để bán kiếm lời.

- Vậy theo ông người tiêu dùng phải làm thế nào để phân biệt được hoa quả nhập khẩu thật?

- Người tiêu dùng trước hết khi mua hoa quả nhập khẩu cần có hiểu biết nhất định về hoa quả định mua như đặc tính, mầu sắc, hình thức, xuất xứ…cần mua tại nơi bán có uy tín, địa chỉ rõ ràng. Thực tế hiện nay, khi mua hoa quả người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn, tôi đề nghị khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Nuôi gà kỹ thuật cao cho thu nhập ổn định Nuôi gà kỹ thuật cao cho thu nhập ổn định

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

19/05/2015
Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, họ đang gặp phải nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp phép kiểm dịch và nhập khẩu.

19/05/2015
Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà

Bà con nông dân ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vốn gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Bên cạnh việc trồng lúa, hầu hết nông hộ đều có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm 2010 trở về trước, nuôi heo nái và heo thịt quy mô gia trại là thế mạnh ở đây.

19/05/2015
Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định) Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định)

Là xã thuần nông, những năm qua xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, toàn xã có 1.699 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vật nuôi cho giá trị thu nhập cao nhất phải kể đến con trâu.

19/05/2015
Bò ngoại trên đất khó Bò ngoại trên đất khó

Nằm trong vùng sinh thái có khí hậu đặc thù của Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 1.800 mm, với diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, đa dạng rất thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, việc đưa bò ngoại vào chăn nuôi thử nghiệm tại huyện M’Drak thành công đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Dak Lak.

19/05/2015