Hòa Bình Nuôi Cá Lồng Tái Sinh

Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá.
Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân thành phố Hòa Bình thì hiện nay trên địa bàn thành phố, tổng diện tích hồ nuôi cá là 160 héc-ta, trong đó ao hồ nhỏ của các hộ nuôi là 126 héc-ta, hồ thủy lợi nhỏ kết hợp nuôi thả cá là 34 héc-ta. Số lồng cá trên địa bàn thành phố là 137 lồng. Sản lượng thu hoạch cá 9 tháng đầu năm ước đạt 450 tấn.
Thời điểm năm 2007 - 2008 nghề nuôi cá lồng ở Hòa Bình diễn ra khá rầm rộ, nhất là trên địa bàn xã Thái Thịnh (vùng lòng hồ Hòa Bình). Sau đó do ảnh hưởng của việc xây dựng Thủy điện Sơn La, việc đánh bắt cá bằng xung điện và tình trạng người dân sử dụng thuốc diệt cỏ trên các quả đồi ven sông diễn ra phổ biến khiến cá chậm lớn và chết hàng loạt nên đã có đến trên 50% lồng cá bị bỏ không.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm Thủy điện Sơn La hoạt động đi vào ổn định, tình hình đánh bắt cá bằng xung điện bị ngăn chặn, việc sử dụng thuốc diệt cỏ cũng có giảm bớt thì nhiều hộ dân bắt đầu quay trở về với nghề nuôi cá lồng.
Nếu như trước đây nguyên liệu làm lồng là tre, nứa thì nay chủ yếu là khung sắt, lưới và phao phi nhựa dùng để nâng lồng.
Tính trung bình mỗi chiếc lồng như vậy đầu tư hết khoảng 8 - 10 triệu đồng nhưng dùng rất bền. Các loại cá được phục hồi nuôi chủ yếu là trắm cỏ, trê lai, rô phi đơn tính và cá chày mắt đỏ. Một số hộ gia đình thì đã bắt đầu mạnh dạn nuôi các loại cá đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, sử dụng thức ăn công nghiệp. Nghề nuôi cá lồng đã mang lại thu nhập chính cho một bộ phận người dân xã Thái Thịnh.
Vượt qua được những giai đoạn khó khăn, nghề nuôi cá lồng tại Thành phố Hòa Bình đang dần sống lại, bước đầu hình thành và nhân rộng vùng nuôi cá lồng tập trung mang tính hàng hóa, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.
Hiện nay, nhiều ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã chuyển sang nghề câu mực ốc thay cho nghề kéo lưới, câu mực truyền thống trước đây. Đây là một nghề khai thác mực vừa mới được ngư dân tỉnh Kiên Giang chuyển giao phương tiện và kỹ thuật khai thác, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên ngư dân hết sức phấn khởi.