Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hòa Bình Đón Nhận Chỉ Dẫn Địa Lý Cao Phong Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong

Hòa Bình Đón Nhận Chỉ Dẫn Địa Lý Cao Phong Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong
Ngày đăng: 17/11/2014

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân chúc mừng tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong có nông sản đầu tiên được cấp chỉ dẫn địa lý, coi đó là bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh. Đây cũng là sản phẩm thứ 43 trong cả nước được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn và bảo hộ địa lý.

Bộ trưởng Nguyễn Quân đề nghị chính quyền tỉnh và nhân dân huyện Cao Phong cần nâng cao ý thức tự bảo vệ uy tín chất lượng cho sản phẩm cam, sớm thành lập hiệp hội trồng cam để tự kiểm soát chất lượng sản phẩm tại chỗ, chống hàng giả, hàng nhái để giữ vững thương hiệu sản phẩm.

Theo thống kê, hiện nay tổng diện tích trồng cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vào khoảng 1.200 ha với sản lượng năm 2014 ước đạt 17.000 tấn. Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gien quý của cây cam mà hệ số nhân giống của cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất, giá trị kinh tế ngày càng cao.

Qua đánh giá bình quân một ha cam, quýt cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân còn lãi 400 triệu đồng/vụ. Đến nay, huyện Cao Phong có 50 hộ trồng cam có thu nhập từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng/năm.

Kế hoạch đến năm 2017, huyện Cao Phong duy trì diện tích cam vào khoảng 1.500 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 20.000 tấn, thu nhập bình quân đạt hơn 500 triệu đồng/ha.

Để làm được điều đó huyện Cao Phong sẽ thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng cam, có cơ cấu giống hợp lý; thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cam, quýt Cao Phong đến với người dân cả nước; vươn tới thị trường ngoài nước.

Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Hoa-Binh-don-nhan-Chi-dan-dia-ly-Cao-Phong-cho-san-pham-cam-Cao-Phong-108-48012.html


Có thể bạn quan tâm

Giúp nông dân làm giàu Giúp nông dân làm giàu

Quảng Trị đang được tưới mát, khoác lên mình một màu áo mới. Đó là nhờ nguồn vốn vay nhanh chóng, kịp thời của Ngân hàng NNPTNT giúp hàng ngàn hộ dân có điều kiện đầu tư xây dựng các mô hình nuôi trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

12/10/2015
Hội thi tuyên truyền viên giỏi 2015 tìm ra phương pháp truyền đạt hữu hiệu Hội thi tuyên truyền viên giỏi 2015 tìm ra phương pháp truyền đạt hữu hiệu

Là một trong những hoạt động chào mừng 85 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi năm 2015” do T.Ư Hội NDVN tổ chức vừa khép lại với việc tổ chức thành công vòng chung kết tại 3 khu vực phía Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và khu vực phía Nam.

12/10/2015
Bắc thêm nhịp nối cổ vũ hàng Việt Bắc thêm nhịp nối cổ vũ hàng Việt

Tuy không được thời tiết ủng hộ nhưng chỉ trong hơn 3 ngày diễn ra, Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2015 đã thu hút gần 2 vạn khách đến tham quan, mua sắm, tìm hiểu về các tiến bộ KHKT, các giống mới, sản phẩm có thương hiệu,...

12/10/2015
Nông dân xuất sắc ĐBSCL đã tới Hà Nội, chuẩn bị cho lễ tôn vinh Nông dân xuất sắc ĐBSCL đã tới Hà Nội, chuẩn bị cho lễ tôn vinh

Sáng (12.10), hàng chục nông dân khu vực ĐBSCL đã lên máy bay ra Hà Nội, chuẩn bị tham dự lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10).

12/10/2015
Mang lợi ích thiết thực đến với nông dân Mang lợi ích thiết thực đến với nông dân

Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, 5 năm qua, Hội Nông dân Nghệ An đã tiến hành các hoạt động dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ vốn, phân bón, vật tư nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, chuyển giao tiến bộ KHKT… tạo lợi ích thiết thực cho ND.

12/10/2015