Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hộ Tư Nhân Đầu Tiên Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Cá Nheo

Hộ Tư Nhân Đầu Tiên Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Cá Nheo
Ngày đăng: 28/03/2013

Theo Chi cục Thủy sản Yên Bái, vừa qua, gia đình anh Trần Đức Phương ở thôn 6, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho cá nheo và đạt kết quả cao, tỷ lệ trứng nở thành cá nheo giống đạt trên 80%.
 
Với thành công này, gia đình anh trở thành hộ tư nhân đầu tiên ở miền Bắc sản xuất được cá nheo giống.
 
Được sự giúp đỡ về kỹ thuật của các kỹ sư nông nghiệp thuộc Chi cục Thủy sản Yên Bái, năm 2012 gia đình anh Phương bắt đầu tiến hành biện pháp thụ tinh nhân tạo cho cá nheo. Sau khi cá nheo mẹ được tiêm thuốc kích thích rụng trứng và cho thụ tinh nhân tạo, trứng được cho vào bể ấp, ngày hôm sau nhiều trứng đã nở thành cá nheo con. Tuy nhiên, tỷ lệ cá nở còn thấp do không kiểm soát được nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước, ánh sáng... nên ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, tỷ lệ trứng nở chỉ đạt khoảng 30%.
 
Rút kinh nghiệm thực tế từ mùa ấp trứng năm trước, năm nay, gia đình anh tiếp tục đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng khu nhà chuyên dùng cho cá nheo đẻ, xây dựng đường ống dẫn nước, bể tạo áp lực nước, bể ươm, hệ thống làm lạnh và kiểm soát nhiệt độ môi trường không khí, nhiệt độ nước, ánh sáng... nhằm tạo ra môi trường như tự nhiên cho cá đẻ, thụ tinh được thuận lợi.
 
Ngày 22/3, gia đình anh Phương bắt đầu tiến hành cho thụ tinh cá nheo sông bằng phương pháp nhân tạo và tỷ lệ trứng nở đạt gần 80%. Ngày 25/3, anh Phương tiếp tục cho ấp trứng và điều chỉnh thông số nhiệt độ, áp lực nước... và tỷ lệ cá nở đã đạt trên 80%. Toàn bộ số cá nheo con sau khi nở đều có tỷ lệ sống rất cao, đạt trên 95%, và sinh trưởng rất tốt.
 
Gia đình anh Phương bắt đầu nuôi cá nheo thương phẩm từ tháng 6/2011 với gần 4.000 con. Gia đình anh đã kéo dẫn trên 2km đường ống nước từ rừng về ao nuôi nên môi trường nước luôn sạch, tạo dòng chảy liên tục nên không bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho cá phát triển nhanh.
 
Trong quá trình chăm sóc, anh phát hiện trong ao có cá nheo con nên cho rằng cá đẻ được trong ao.
 
Anh Phương nhận định do hệ thống cung cấp nước ra vào cho ao gần giống với môi trường tự nhiên ở sông, suối nên cá nheo đã sinh sản được. Hiện nay, đàn cá nheo trong ao của gia đình anh có gần 3.000 con.
 
Ông Trần Đức Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái khẳng định Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ gia đình anh Phương về mặt kỹ thuật để hoàn thiện quá trình ươm giống và có kế hoạch nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Di Linh (Lâm Đồng) Câu Được Cá Chép Vàng Di Linh (Lâm Đồng) Câu Được Cá Chép Vàng "Khủng"

Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.

26/01/2015
Dịch Bệnh Trên Đàn Vật Nuôi Được Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh Trên Đàn Vật Nuôi Được Kiểm Soát Tốt

Năm 2014, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi, nhất là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh trên gia súc nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

26/01/2015
Nhơn Hải (Ninh Thuận) Hướng Đến Mô Hình Nuôi Dê Vỗ Béo Nhơn Hải (Ninh Thuận) Hướng Đến Mô Hình Nuôi Dê Vỗ Béo

Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.

26/01/2015
Định Hóa (Thái Nguyên) Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản Định Hóa (Thái Nguyên) Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản

Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).

26/01/2015
Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

26/01/2015