Hỗ trợ tối đa cho vải thiều xuất ngoại

2/3 sản lượng vải Bắc Giang XK qua Lạng Sơn
Tại hội nghị, ông Vũ Hồng Thủy - Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, năm 2014, kim ngạch XK nông sản qua địa bàn Lạng Sơn (cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam) đạt trên 2 triệu tấn hàng hóa, tăng 2,8% so với năm 2013, giá trị trên 500 triệu USD tăng 2,5% so với năm 2013.
Do các mặt hàng nông sản được giá hơn mọi năm, trong đó một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch lớn như: Thanh long, nhãn (khoảng 600- 700 tấn), chôm chôm 240 nghìn tấn, dưa hấu 500 nghìn tấn. Đối với mặt hàng vải thiều Bắc Giang XK qua địa bàn Lạng Sơn là 90 nghìn tấn, trong đó XK qua cửa khẩu Tân Thanh 38 nghìn tấn. Ông Thủy khẳng định, gần 2/3 sản lượng vải thiều cuả tỉnh Bắc Giang XK qua Lạng Sơn, đây là con số tương đối lớn.
Năm 2015, tổng sản lượng vải của Bắc Giang ước đạt 160.000 tấn quả tươi. Dự báo tiêu thụ nội địa khoảng 60% tương ứng khoảng 96.000 tấn, XK khoảng 40% tương ứng 64.000 tấn.
Ông Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn trong XK vải thiều của tỉnh Bắc Giang chiếm 90%. Do đó, tỉnh đã tổ chức hỗ trợ cho sản xuất để quả vải thiều có chất lượng cao. Cho đến nay, hoàn toàn yên tâm về chất lượng để phục vụ XK. “Đảm bảo trong năm nay, có từ 90-95% lượng vải thiều được XK thông qua đường chính ngạch; hạn chế tối đa việc XK vải thiều không thông qua hợp đồng và bằng đường tiểu ngạch”, ông Hạnh khẳng định.
Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và thương nhân
Để hỗ trợ cho việc XK vải thiều, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để quả vải có thể XK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, nhất là tại khu vực cửa khẩu tăng cường thêm nhân sự, thời gian làm việc và xử lý các tình huống linh hoạt để các xe hàng có thể xuất sang Trung Quốc nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế việc ảnh hưởng đến chất lượng quả vải. Ngoài ra, tỉnh cũng tạo điều kiện cấp CO (xuất xứ hàng hóa) cho DN và làm việc trong ngày lễ và ngày nghỉ.
Về phía Hải quan, ông Hoàng Khánh Hà - Cục trưởng cục Hải Quan Lạng Sơn cho biết, tại cửa khẩu đã bố trí phân luồng hàng hóa, nhất là mặt hàng hoa quả tươi được thông quan nhanh chóng. Xác định cặp chợ biên giới Pò Chài (Trung Quốc) và Tân Thanh (Lạng Sơn- Việt Nam) là nơi giao dịch hoa quả tươi, trong đó vải thiều chiếm 95% sản lượng XK sang Trung Quốc, phía bạn đã xây dựng Khu kiểm soát Hải quan Khả Phong tại Khu kinh tế Pò Chài- Lũng Nghịu.
Tại hội nghị, bà Chu Bình - Phó Thị trưởng chính quyền nhân dân thị Bằng Tường cho biết, sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng năng suất thông quan trong các đợt cao điểm. Phía Trung Quốc cũng sẽ giản tiện tối đa thủ tục thông quan hàng hóa, tạo điều kiện cho xe hàng vào nội địa Trung Quốc trong thời gian sớm nhất. Đồng thời đề nghị phía Việt Nam thông báo số lượng vải thiều XK theo từng đợt để Trung Quốc có kế hoạch thông quan hợp lý.
Để tập trung tốt nhất cho XK vải mang lại hiệu quả, bà Lê Việt Nga, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, ngay từ đầu mùa vải Bộ Công Thương đã vào cuộc để giải quyết những vấn đề nóng trong tiêu thụ vải thiều. Theo đó ngày 6/5, Bộ Công Thương đã có 5 văn bản đối với các cơ quan liên quan với việc tiêu thụ vải tại thị trường nội địa và XK.
Cũng theo bà Nga do tính chất mùa vụ của mặt hàng vải nên chủ động trong công tác tạo thuận lợi cho XK, tránh tình trạng ùn tắc hàng hóa làm ảnh hưởng bất lợi tới giá cả và chất lượng sản phẩm gây thiệt hại cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp XK. Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải địa phương trọng điểm sản xuất, tiêu thụ nội địa và XK vải thiều (Bắc Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh), chủ động điều tiết và phân luồng giao thông theo hướng ưu tiên các phương tiện vận chuyển vải thiều. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các cơ quan kiểm dịch tại điểm thông quan khu vực cửa khẩu rút ngắn tối đa thời gian kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng vải XK, xem xét bố trí bổ sung nhân lực làm ngoài giờ kể cả ngày nghỉ trong trường hợp cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

Xã ven biển Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang ngư dân thả nuôi sò hơn 800 ha, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Sò loại 100 - 110 con/kg hiện nay giá bán tại bãi nuôi trên dưới 45.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 12.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Thương lái thu mua sò huyết thương phẩm cung cấp cho những thị trường lớn trong nước như: thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu.

Có một nghịch lý đang tồn tại trong thị trường gà thịt ở Thủ đô Hà Nội là, trong khi gà đồi Ba Vì (dù chất lượng rất tốt, giá cả phải chăng) đang bí đầu ra, người nông dân phải chăn nuôi cầm chừng do thương lái ép giá, thì gà đồi Yên Thế lại thâm nhập vào nội đô với số lượng ngày càng lớn.

Thời điểm hiện nay, nông dân ở các huyện Lộc Bình, Chi Lăng (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch ớt với niềm vui được mùa, được giá. Giá ớt tươi được các thương lái thu mua tại ruộng từ 18.000 - 20.000 đ/kg, cao hơn 3.000 - 5.000 đ/kg so với năm ngoái.

Những ngày này xuống Châu Thành - Long An và Chợ Gạo - Tiền Giang, thủ phủ trồng thanh long ở ĐBSCL đều gặp các chủ vườn với nét mặt rầu rĩ, hoang mang vì một loại nấm bệnh lạ tấn công mà mức độ được ví không khác gì nấm Corynespora gây ra bệnh vàng rụng lá trên cây cao su từng bùng phát ở Đông Nam bộ vào năm 2011.

Một cây sầu riêng ít nhất cũng cho ta từ 20-70 trái. Nếu được chăm sóc tốt, có cây sầu riêng còn cho ta từ 200-500 trái/năm. Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong 50-60 năm.