Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Thời gian gần đây do điều kiện thời tiết không thuận lợi làm cho dịch bệnh trên tôm phát sinh và gây thiệt hại đáng kể cho các hộ nuôi thả tại tỉnh Cà Mau.
Trước tình hình trên, thời gian qua, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xuất cấp 189,5 tấn hóa chất Chlorine cho các địa phương phòng chống dịch (trong đó có 90 tấn do Trung ương hỗ trợ).
Chi cục Thú y tỉnh khuyến cáo hộ nuôi cải tạo ao đúng với quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm công nghiệp, thả giống theo lịch thời vụ của ngành chuyên môn.
Bên cạnh đó, tập huấn, tuyên truyền nhiều hơn cho hộ nuôi về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm hạn chế dịch bệnh, nuôi theo hướng VietGap, quản lý tốt môi trường nước trong và ngoài ao nuôi, hướng dẫn các quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản.
Đồng thời, các cơ quan quản lý cần quản lý chặt chẽ tình hình con giống, thuốc, thức ăn, thuốc thú y thủy sản nhập vào địa bàn huyện, quản lý từ huyện tới xã, ấp tới từng hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 10/6, Công ty Đóng tàu Hạ Long phối hợp với Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ NN&PTNT) tiến hành chạy thử tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con tàu mang số hiệu KN - 781 được đánh giá là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.