Hỗ Trợ Phát Triển Sản Xuất Cho Các Xã Đặc Biệt Khó Khăn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Thông tư quy định rõ nguyên tắc hỗ trợ. Theo đó, đối với Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương; phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu sản xuất của hộ nghèo, cận nghèo. Các đối tượng tham gia dự án được hỗ trợ tùy theo nội dung của dự án. Mức hỗ trợ cho từng hộ và tỷ lệ hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo trong nhóm hộ do UBND tỉnh quyết định.
Đối với hộ nghèo, cận nghèo, phải có điều kiện về đất đai, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng với nội dung của dự án, có cam kết thực hiện đúng các nội dung sản xuất đã đăng ký.
Về hỗ trợ người dân khi tham gia dự án, tùy theo mục đích, nội dung của dự án và điều kiện cụ thể của địa phương, người dân tham gia dự án được hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư theo quy định: giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, có giá trị kinh tế nằm trong danh mục giống được phép sản xuất và kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phù hợp với quy hoạch, đề án tái cơ cấu ngành và điều kiện của địa phương; phân bón, vật tư theo định mức kỹ thuật áp dụng cho từng giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vắc xin tiêm phòng bệnh nguy hiểm theo quy định của thú y.
Đối với triển khai thực hiện dự án, Thông tư nêu rõ, trên cơ sở dự án được phê duyệt, UBND cấp xã thông báo cho người dân về nội dung của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chế độ chính sách hỗ trợ, danh sách hộ, nhóm hộ tham gia dự án; tổ chức thực hiện dự án theo nội dung được phê duyệt; cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 21/1/2015.
Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-cho-c%C3%A1c-x%C3%A3-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t-kh%C3%B3-kh%C4%83n
Có thể bạn quan tâm

Theo đa số chủ vựa thu mua cà chua, giá cà chua quá thấp thì cả nhà vườn và người buôn đều lỗ. Vựa cà chua Thắng Bảy (Thạnh Mỹ, Đơn Dương) cũng cho biết: “Chúng tôi cố lắm thì chỉ thu mua cà loại 1, trái to đẹp xuất đi cũng chỉ được gần 1.000 đồng/kg”.

Với khả năng cung ứng mỗi năm 1.000 tấn nếp giống cho hơn 75% nông dân trồng nếp chuyên canh trong huyện và một số vùng lân cận, Tổ liên kết (TLK) sản xuất nếp giống xã Phú Hưng (Phú Tân - An Giang) được bà con ví như vựa giống của huyện cù lao. Không chỉ mạnh về số lượng, TLK sản xuất giống Phú Hưng còn đi đầu về giống nếp CK92 chất lượng cao, phục vụ nhu cầu sản xuất nếp hàng hóa của người dân.

Các giống mía khác cũng có giá thu mua cơ bản 10CCS 900.000 đồng/tấn, có mức trợ giá tương tự hai giống mía trên nhưng mức bảo hiểm chữ đường thấp hơn. Cụ thể, từ đầu vụ thu hoạch đến trước tết Nguyên đán là 8CCS, sau tết là 8,5CCS.

Vừa về đến cánh đồng thôn, đã nghe người dân ở đây than thở 2 tháng qua, nhiều hộ chỉ biết ra đồng nhổ cỏ, phun thuốc cứu rau. Trên cánh đồng chuyên canh rau má, nhiều thửa ngập màu vàng, có những vùng trơ cả đất vì sâu ăn hết lá, số khác cũng nổi những chấm đen trên lá khiến rau khó bán, thương lái ép giá.

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.