Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Phát Triển Nhãn Hiệu Nông Sản

Hỗ Trợ Phát Triển Nhãn Hiệu Nông Sản
Ngày đăng: 22/10/2014

UBND tỉnh vừa ban hành công văn hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển nhãn hiệu nông sản: Xoài Cao Lãnh, Quýt hồng Lai Vung, Ớt Thanh Bình, Cá tra giống huyện Hồng Ngự, Khô cá lóc Tràm Chim - Tam Nông.

Trên tinh thần đó, tỉnh yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ nghiên cứu các đề tài, dự án về sản xuất liên quan đến giống, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, xây dựng và rà soát quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu, đề xuất UBND tỉnh hình thức đăng ký chỉ dẫn địa lý cho quýt hồng, xoài khi có đủ điều kiện.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, GlobalGAP; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm nông sản để thống nhất sử dụng nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu của quy chế sử dụng nhãn hiệu cho từng loại sản phẩm.

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư hỗ trợ các địa phương, các chủ sở hữu nhãn hiệu quảng bá tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường, đăng ký tham gia hội chợ, hội thi nhằm giới thiệu sản phẩm nông sản tại thị trường trong và ngoài nước.

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chủ sở hữu các nhãn hiệu nông sản phải củng cố, sắp xếp lại tổ chức quản lý nhãn hiệu, xây dựng và rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất gắn với nhãn hiệu.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.

25/02/2015
Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

25/02/2015
Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

25/02/2015
Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

25/02/2015
“Thủ Phủ” Dê Núi “Thủ Phủ” Dê Núi

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

25/02/2015