Hỗ Trợ Người Dân 16.000 Cọc Bê Tông Làm Giàn Su Su

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của đợt mưa tuyết lịch sử vào cuối tháng 12/2013, hơn 100 ha giàn su su trên địa bàn huyện Sa Pa(chủ yếu khu vực thị trấn Sa Pa) đã bị gẫy cọc, sập giàn.
Trước đây, nông dân Sa Pa thường sử dụng cọc gỗ để làm giàn su su nhưng cọc gỗ yếu và thời hạn sử dụng ngắn. Cọc bê tông làm giàn su su có độ bền cao và góp phần bảo vệ rừng tự nhiên.
Hiện nay, huyện Sa Pa có hơn 100 ha su su, là cây trồng thích hợp với khí hậu lạnh và có hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây khoảng 20 năm, vùng đất Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau còn hoang hóa, người dân trồng lúa một năm 2 vụ vẫn không đủ ăn. Khi ấy gia đình Út Thanh (Trần Văn Thanh, 48 tuổi) được xem là hộ nghèo nhất xóm.

Chủ vườn cam cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm ở xã Trường An - TP Vĩnh Long.

Cá chim trắng lần đầu tiên được đưa về nuôi tại tỉnh Bình Định năm 2003, do Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Kết quả năng suất nuôi đạt 8,2 tấn/ha

Tại hội thảo về công nghệ và thiết bị sấy lúa do Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tổ chức tại Tiền Giang ngày 29-6, ông Nguyễn Ngọc Nam, phó tổng giám đốc Vinafood 2, cho biết các thống kê cho thấy tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL hằng năm lên tới gần 14%.

Mặc dù sản lượng các mặt hàng nông sản 6 tháng năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm trước, song giá bán lại có xu hướng giảm mạnh, có mặt hàng giảm tới 60%, đẩy nông dân đối mặt với tình trạng thua lỗ.