Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn

Chiều 4-9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định.
Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Ngân sách Trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng; ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại 2 và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách.
Ngoài ra, Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ còn quy định rõ: Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm. Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ thì chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước bù lỗ 4%/năm…
Thời hạn cho vay là 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn trả lãi và chưa phải trả nợ gốc. Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay…
Hội nghị còn giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như: Quy định chính sách về đầu tư, tín dụng; bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển kinh tế thủy sản. Trong đó có cơ chế tín dụng cụ thể cho ngư dân vay để hiện đại hóa đội tàu khai thác thủy sản xa bờ.
Đây không chỉ là bước đột phá quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, mà còn là nguyện vọng chính đáng của ngư dân cả nước mong muốn có điều kiện đầu tư những tàu cá vỏ thép hiện đại, hoạt động an toàn, bám biển dài ngày để khai thác được nhiều sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Những tưởng với sự hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ từ phía đối tác Nhật Bản; hỗ trợ kinh phí đầu tư từ UBND tỉnh để ngư dân nâng cấp, cải hoán tàu thuyền đánh bắt thí điểm theo công nghệ của nước bạn chuyển giao thì năng suất, chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định sẽ được nâng cao, hướng xuất khẩu qua Nhật Bản sẽ thuận lợi. Vậy nhưng, qua đợt thí điểm vừa qua, cá ngừ đại dương Bình Định vẫn đang loay hoay…

Chủ yếu hỗ trợ cho bà con trong vùng Dự án nuôi cá trên ruộng lúa thí điểm theo tổ hợp tác 33ha tại các xã Mỹ Phước (Mang Thít), Hiếu Nhơn, Hiếu Thành (Vũng Liêm), vốn đầu tư 400 triệu đồng. Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ cá giống, 30% chi phí thức ăn và được trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.

Đến thôn Tài Tùng, xã Yên Than (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), hỏi trang trại nuôi gà của anh Phạm Văn Bình ai cũng biết, bởi anh là một trong những người tiên phong bỏ công sức và kinh phí để khôi phục lại giống gà Tiên Yên nổi tiếng trước đây.

Thỏ là vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công sức, vốn ít, có thể tận dụng thức ăn ngay tại địa phương, nhu cầu thị trường rất lớn, đang là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của nhiều hộ nông dân ở Quỳnh Phụ (Thái Bình).

Được tiếp sức nguồn vốn vay ưu đãi từ Agribank Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân đã đầu tư đúng hướng, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.