Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn

Chiều 4-9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định.
Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Ngân sách Trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng; ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại 2 và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách.
Ngoài ra, Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ còn quy định rõ: Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm. Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ thì chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước bù lỗ 4%/năm…
Thời hạn cho vay là 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn trả lãi và chưa phải trả nợ gốc. Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay…
Hội nghị còn giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như: Quy định chính sách về đầu tư, tín dụng; bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển kinh tế thủy sản. Trong đó có cơ chế tín dụng cụ thể cho ngư dân vay để hiện đại hóa đội tàu khai thác thủy sản xa bờ.
Đây không chỉ là bước đột phá quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, mà còn là nguyện vọng chính đáng của ngư dân cả nước mong muốn có điều kiện đầu tư những tàu cá vỏ thép hiện đại, hoạt động an toàn, bám biển dài ngày để khai thác được nhiều sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo cấy hơn 3.200ha lúa, trong đó 30% diện tích trà mùa sớm, 70% diện tích trà mùa trung. Đối với chân đất lúa cao hạn trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây rau màu có giá trị kinh tế. Các giống lúa được sử dụng trong vụ này gồm: Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, Thiên Nguyên ưu 16, TH3-5, Bồi tạp Sơn Thanh, Khang dân 18, VS1, RVT, TBR45…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu, nông lâm thuỷ sản tháng 9 ước đạt 2,76 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 9 tháng đầu năm 2014 lên 22,66 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Cụ thể Philippines đang có nhu cầu nhập 500.000 tấn, giao hàng từ tháng 10 - 12 và có khả năng sẽ nhập thêm. Sau khi mở thầu không thành công vào ngày 27.8 do giá chào cao hơn mức giá trần quy định, Philippines sẽ phải điều chỉnh tăng mức ngân sách theo giá thị trường để mở thầu lại. Indonesia cũng có nhu cầu nhập khẩu 400.000 - 500.000 tấn gạo từ nay đến cuối năm.

“Tại các chợ trung tâm, nơi nhu cầu rau sạch rất lớn thì tiền mặt bằng đủ để kinh doanh lên đến vài chục triệu đồng. Trong khi đó, bán rau VietGAP ít lời, lại chịu các ràng buộc về giá, thương hiệu, chất lượng với đơn vị cung cấp nên tiểu thương vẫn trung thành với rau trôi nổi ngoài thị trường thay vì kinh doanh rau VietGAP” - bà Ngọc than.

Thị trường Mỹ vừa mở cửa cho nhập khẩu nhãn và vải của Việt Nam. Trước đó quả thanh long đã xuất vào thị trường này.