Hỗ trợ kinh phí cho ngư dân tham gia đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi

Theo đó, UBND tỉnh hỗ trợ 25 tàu tham gia đề án mỗi tàu 30 triệu đồng để cải tạo hầm bảo quản, đầu tư hầm hạ nhiệt trên tàu cá;
Hỗ trợ khuyến khích thuyền trưởng, thuyền viên thực hiện quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản với mức hỗ trợ 50.000 đồng/kg đối với cá ngừ đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu tươi, nguyên con dạng sashimi.
Thời gian thực hiện chính sách nói trên từ năm 2016-2017.
UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND huyện Hoài Nhơn và UBND TP Quy Nhơn triển khai thực hiện.
Được biết, hiện Sở NN&PTNT đã chọn được 18 tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn và 7 tàu cá của ngư dân TP Quy Nhơn tham gia đề án.
Theo kế hoạch, tháng 10.2015, Sở NN&PTNT sẽ chọn 3 tàu cá vươn khơi thực nghiệm khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng các trang thiết bị của Nhật Bản, có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật Sở NN&PTNT và các chuyên gia Nhật.
Đến tháng 1.2016, ngư dân sẽ mở chuyến biển đầu tiên khai thác CNĐD. Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng, thu mua và xuất khẩu CNĐD sang thị trường Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Đến hết tháng 11, sản lượng khai thác thủy, hải sản của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đạt 27.000 tấn các loại, trong đó khai thác 25.500 tấn, nuôi trồng gần 1.500 tấn. Các cơ sở hậu cần nghề cá, chế biến hàng thủy, hải sản xuất khẩu trên địa bàn cũng thu mua được gần 80.000 tấn thủy, hải sản các loại.

Hội Làm vườn và Trang trại TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức sơ kết thực hiện thí điểm mô hình “Vườn rau dinh dưỡng gia đình” tại phường Đakao, quận 1.

Trong 2 tháng qua, sản lượng cá điêu hồng nuôi bè tới lứa thu hoạch khá lớn nên giá cá liên tục tuột giảm. Hiện nay, thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 7/2013. Với giá bán cá hiện nay, người nuôi đang ở ngưỡng hòa vốn và có nguy cơ thua lỗ nếu giá cá tiếp tục tuột giảm.

Vượt hơn 50km đường rừng, chúng tôi có mặt tại nhà ông Nguyễn Anh Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hợp Tiến, người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về trồng ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông).

Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.