Hỗ trợ giống đậu xanh tốt cho nông dân

Đến thời điểm này, mô hình trồng đậu xanh đang cho kết quả tốt.
Với hơn 4ha đậu xanh, mỗi năm ông Nguyễn Văn Thái (thôn 1, xã Suối Rao) thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Với mong muốn hỗ trợ người dân về nguồn giống bảo đảm chất lượng, đồng thời giúp nông dân yên tâm về đầu ra cho sản phẩm, bắt đầu từ vụ mùa năm 2014, Hội Nông dân xã Suối Rao đã ký hợp đồng với Công ty CP giống cây trồng miền Nam (TP.
Hồ Chí Minh) theo từng mùa vụ, hỗ trợ 3 tấn đậu xanh giống cho 120 hộ, trồng trên diện tích 150ha.
Vụ mùa năm nay, ngoài 2 tấn giống đậu xanh do Công ty CP giống cây trồng miền Nam cung cấp, hơn 100 hộ dân của xã Suối Rao còn nhận về 1 tấn hạt giống của Công ty Tân Tiến (TP.Hồ Chí Minh).
Sau khi thu hoạch, với mỗi kg giống ban đầu, các hộ dân sẽ trả lại cho công ty 1,3kg hạt.
Toàn bộ số sản phẩm của người dân sẽ được công ty thu mua tại vườn với giá 30.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 2.000 đồng/kg.
Ông Phan Hồng Nhật, đại diện Công ty CP giống cây trồng Miền Nam chi nhánh Củ Chi (TP.
Hồ Chí Minh) cho biết: “Công ty cam kết hỗ trợ người dân từ khâu cung ứng giống đến thu mua.
Nguồn giống được cung ứng cho người dân là giống nguyên chủng, hạt to, khỏe, kháng sâu bệnh tốt.
Sau khi thu mua, sản phẩm của người dân được đưa về các nhà máy ở TP.Hồ Chí Minh để chế biến và tiêu thụ”.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thái (thôn 1) là một trong những hộ có diện tích trồng đậu xanh lớn nhất ở xã Suối Rao với khoảng 4ha.
Ông Thái vui vẻ nói: “Từ vụ mùa năm 2013 trở về trước, gia đình tôi mua hạt giống của các đại lý bán lẻ.
Do không được chọn lọc kỹ nên khi gieo, tỷ lệ hạt nảy mầm khoảng 80%, năng suất chỉ đạt 9 tạ/ha.
Hai năm nay, nhờ được hỗ trợ giống tốt nên năng suất tăng mạnh, mỗi năm thu hoạch hơn 6 tấn.
Sau khi trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và thuê nhân công, tôi lãi được 7,5 triệu đồng/ha”.
Xuống giống từ khoảng giữa tháng 7 âm lịch, đến nay 3,5ha đậu xanh của anh Lê Tấn Dũng (thôn 1) đang bước vào thời kỳ ra trái.
Theo ông Dũng, hạt giống do Công ty CP giống cây trồng miền Nam và Công ty Tân Tiến cung cấp có màu xanh bóng và to hơn so với hạt giống được mua từ các đại lý bán lẻ khác.
Theo tính toán của ông Dũng, vụ mùa năm nay, 3,5ha đậu xanh của ông có thể cho thu từ 1,2 - 1,5 tấn/ha.
Ông Phạm Văn Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Rao cho biết, những năm trước đây, người dân thường mua hạt giống của các đại lý bán lẻ trên địa bàn tỉnh với giá từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, tuy nhiên năng suất, chất lượng thấp.
Cây ra trái nhỏ, hạt không đều, sản lượng chỉ ở mức 8 - 9 tạ/ha.
Ngoài ra, đến vụ thu hoạch, các thương lái lại ép giá khiến nhiều người dân phải bán giá thấp do không đủ phương tiện bảo quản.
Theo ông Hinh, thời gian qua việc cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân cho thấy mối liên kết giữa nhà nông và các DN đang ngày càng được thắt chặt.
Những khó khăn về vốn, cây giống của người dân dần được tháo gỡ, giúp đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh, thành trong cả nước “Với phương thức này, những hộ khó khăn về nguồn vốn và giống vẫn có cơ hội để phát triển sản xuất.
Đồng thời, được công ty đứng ra bao tiêu sản phẩm nên nông dân không lo bị thương lái ép giá, đầu ra cho sản phẩm”, ông Phạm Văn Hinh cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.

Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.