Hỗ trợ giống đậu xanh tốt cho nông dân

Đến thời điểm này, mô hình trồng đậu xanh đang cho kết quả tốt.
Với hơn 4ha đậu xanh, mỗi năm ông Nguyễn Văn Thái (thôn 1, xã Suối Rao) thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Với mong muốn hỗ trợ người dân về nguồn giống bảo đảm chất lượng, đồng thời giúp nông dân yên tâm về đầu ra cho sản phẩm, bắt đầu từ vụ mùa năm 2014, Hội Nông dân xã Suối Rao đã ký hợp đồng với Công ty CP giống cây trồng miền Nam (TP.
Hồ Chí Minh) theo từng mùa vụ, hỗ trợ 3 tấn đậu xanh giống cho 120 hộ, trồng trên diện tích 150ha.
Vụ mùa năm nay, ngoài 2 tấn giống đậu xanh do Công ty CP giống cây trồng miền Nam cung cấp, hơn 100 hộ dân của xã Suối Rao còn nhận về 1 tấn hạt giống của Công ty Tân Tiến (TP.Hồ Chí Minh).
Sau khi thu hoạch, với mỗi kg giống ban đầu, các hộ dân sẽ trả lại cho công ty 1,3kg hạt.
Toàn bộ số sản phẩm của người dân sẽ được công ty thu mua tại vườn với giá 30.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 2.000 đồng/kg.
Ông Phan Hồng Nhật, đại diện Công ty CP giống cây trồng Miền Nam chi nhánh Củ Chi (TP.
Hồ Chí Minh) cho biết: “Công ty cam kết hỗ trợ người dân từ khâu cung ứng giống đến thu mua.
Nguồn giống được cung ứng cho người dân là giống nguyên chủng, hạt to, khỏe, kháng sâu bệnh tốt.
Sau khi thu mua, sản phẩm của người dân được đưa về các nhà máy ở TP.Hồ Chí Minh để chế biến và tiêu thụ”.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thái (thôn 1) là một trong những hộ có diện tích trồng đậu xanh lớn nhất ở xã Suối Rao với khoảng 4ha.
Ông Thái vui vẻ nói: “Từ vụ mùa năm 2013 trở về trước, gia đình tôi mua hạt giống của các đại lý bán lẻ.
Do không được chọn lọc kỹ nên khi gieo, tỷ lệ hạt nảy mầm khoảng 80%, năng suất chỉ đạt 9 tạ/ha.
Hai năm nay, nhờ được hỗ trợ giống tốt nên năng suất tăng mạnh, mỗi năm thu hoạch hơn 6 tấn.
Sau khi trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và thuê nhân công, tôi lãi được 7,5 triệu đồng/ha”.
Xuống giống từ khoảng giữa tháng 7 âm lịch, đến nay 3,5ha đậu xanh của anh Lê Tấn Dũng (thôn 1) đang bước vào thời kỳ ra trái.
Theo ông Dũng, hạt giống do Công ty CP giống cây trồng miền Nam và Công ty Tân Tiến cung cấp có màu xanh bóng và to hơn so với hạt giống được mua từ các đại lý bán lẻ khác.
Theo tính toán của ông Dũng, vụ mùa năm nay, 3,5ha đậu xanh của ông có thể cho thu từ 1,2 - 1,5 tấn/ha.
Ông Phạm Văn Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Rao cho biết, những năm trước đây, người dân thường mua hạt giống của các đại lý bán lẻ trên địa bàn tỉnh với giá từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, tuy nhiên năng suất, chất lượng thấp.
Cây ra trái nhỏ, hạt không đều, sản lượng chỉ ở mức 8 - 9 tạ/ha.
Ngoài ra, đến vụ thu hoạch, các thương lái lại ép giá khiến nhiều người dân phải bán giá thấp do không đủ phương tiện bảo quản.
Theo ông Hinh, thời gian qua việc cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân cho thấy mối liên kết giữa nhà nông và các DN đang ngày càng được thắt chặt.
Những khó khăn về vốn, cây giống của người dân dần được tháo gỡ, giúp đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh, thành trong cả nước “Với phương thức này, những hộ khó khăn về nguồn vốn và giống vẫn có cơ hội để phát triển sản xuất.
Đồng thời, được công ty đứng ra bao tiêu sản phẩm nên nông dân không lo bị thương lái ép giá, đầu ra cho sản phẩm”, ông Phạm Văn Hinh cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Qua thông tin đại chúng được biết nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cây cam, quýt và nhất là nhận thấy đất đai, khí hậu tại địa phương tương đối phù hợp nên trong những năm qua, gia đình ông Nông Thanh Bộ, thôn Nà Nưa, xã Cường Lợi đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Anh Phạm Văn Tiến 37 tuổi là nông dân đầu tiên ở xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) áp dụng mô hình tưới phun tiết kiệm nước trên cây nho. Vườn nho nhà anh Tiến trải cành xanh mướt giữa mùa khô hạn. Tưới phun tiết kiệm nước, vốn đầu tư thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều nông hộ học tập làm theo.

Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.