Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ

Theo Chi cục Thú y Đồng Tháp, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho trâu, bò cái sinh sản, với đơn giá tối đa là 120.000 đồng/lần phối giống;
Hỗ trợ 50% giá trị con giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn đặc biệt khó khăn và 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị.
Các hộ chăn nuôi được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện phối giống cho heo nái, với đơn giá tối đa là 80.000 đồng/liều tinh.
Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho 1 lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho 1 heo nái/năm.
Ngoài ra, còn hỗ trợ 50% đối với công trình khí sinh học và làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc, tối đa 6 triệu đồng/người.
Có thể bạn quan tâm

Vượt qua nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 cũng như giá phân bón liên tục gia tăng, tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa trên đất tôm năm 2021

Nhằm lưu giữ nguồn gen quý của giống lợn Hương và phát triển kinh tế bền vững, nâng cao sinh kế cho bà con trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Trong những năm qua, phong trào nuôi cá nước ngọt ở huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) phát triển khá mạnh nhờ có nguồn nước dồi dào, đảm bảo nước cấp quanh năm.

Trong những năm qua phong trào thi đua phát triển kinh tế tại các chi hội huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã trở thành động lực cho các hộ gia đình mạnh dạn đổi mới.

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng triển khai mô hình “Trồng cỏ giống mới (Pakchong) và chế biến thức ăn thô xanh.