Hỗ Trợ 7,6 Tỷ Đồng Cho Chương Trình Chuỗi Cung Ứng Cá Tra

Hiện tỉnh Trà Vinh có trên 100 ha nuôi cá tra xuất khẩu (trong đó, có 15 ha của Công ty TNHH thủy hải sản Sài Gòn MêKông được công nhận đạt chuẩn Global GAP), với sản lượng đạt hơn 20.000 tấn cá thương phẩm.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa chấp thuận cho Ban Điều phối dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo tỉnh Trà Vinh (IMPP-TV) tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ 7,6 tỷ đồng từ chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững do các tổ chức: Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Sáng kiến Thương mại bền vững Hà Lan (IDH), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Global GAP hỗ trợ cho nông dân, các nhà máy chế biến và các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng tuân thủ các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu.
Chương trình được áp dụng cho các cộng đồng nuôi cá tra quy mô nhỏ và vừa, các nhóm nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) sản xuất cá tra trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện 2 năm từ năm 2010 đến 2012.
Theo quy hoạch nuôi cá da trơn toàn tỉnh đến năm 2015 diện tích 2.710 ha, sản lượng 200.000 tấn; năm 2020 diện tích 3.871 ha, sản lượng 290.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tuần rồi, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL đã giảm từ mức 5.650–5.750 đ/kg của tuần trước xuống còn 5.250-5.400 đkg (giảm 350-400 đ/kg), lúa khô chất lượng cao cũng từ mức 5.800–5.900 đ/kg giảm xuống còn 5.450–5.600 đ/kg (giảm 300-350 đ/kg). Gạo hàng hóa cũng giảm mạnh.

Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.

Trong khi các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn, ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết trên diện rộng, thì tôm của Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng tại xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) vẫn phát triển tốt.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 của UBND tỉnh Tây Ninh trình kỳ họp thứ hai -HĐND tỉnh khoá VIII cho biết, 5 năm qua (2006-2010), sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh tiếp tục duy trì được tăng trưởng cao trong điều kiện khó khăn và thách thức do dịch bệnh và thời tiết