Hỗ Trợ 7,6 Tỷ Đồng Cho Chương Trình Chuỗi Cung Ứng Cá Tra

Hiện tỉnh Trà Vinh có trên 100 ha nuôi cá tra xuất khẩu (trong đó, có 15 ha của Công ty TNHH thủy hải sản Sài Gòn MêKông được công nhận đạt chuẩn Global GAP), với sản lượng đạt hơn 20.000 tấn cá thương phẩm.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa chấp thuận cho Ban Điều phối dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo tỉnh Trà Vinh (IMPP-TV) tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ 7,6 tỷ đồng từ chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững do các tổ chức: Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Sáng kiến Thương mại bền vững Hà Lan (IDH), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Global GAP hỗ trợ cho nông dân, các nhà máy chế biến và các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng tuân thủ các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu.
Chương trình được áp dụng cho các cộng đồng nuôi cá tra quy mô nhỏ và vừa, các nhóm nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) sản xuất cá tra trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện 2 năm từ năm 2010 đến 2012.
Theo quy hoạch nuôi cá da trơn toàn tỉnh đến năm 2015 diện tích 2.710 ha, sản lượng 200.000 tấn; năm 2020 diện tích 3.871 ha, sản lượng 290.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Gặp lão nông vào một sáng trời thu, qua trò chuyện, tôi thấy ý chí quyết tâm và sự ham học hỏi toát ra từ người đàn ông với dáng vẻ nhỏ nhắn này.

Nông dân huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.

Tỷ phú Đặng Thị Triệu ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là một tỷ phú nổi tiếng, mà bởi thứ nghề đã giúp chị trở nên giàu có: nhặt lá tre

Trồng cây cho thu nhập cao đã khẳng định ý chí quyết tâm dám nghĩ, dám làm của chàng trai dân tộc Thái ở tỉnh miền núi Sơn La.

Tận dụng đất trống theo bờ vuông tôm, nông dân Cà Mau áp dụng mô hình trồng rau má, thu về trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm.