Hỗ Trợ 7,6 Tỷ Đồng Cho Chương Trình Chuỗi Cung Ứng Cá Tra

Hiện tỉnh Trà Vinh có trên 100 ha nuôi cá tra xuất khẩu (trong đó, có 15 ha của Công ty TNHH thủy hải sản Sài Gòn MêKông được công nhận đạt chuẩn Global GAP), với sản lượng đạt hơn 20.000 tấn cá thương phẩm.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa chấp thuận cho Ban Điều phối dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo tỉnh Trà Vinh (IMPP-TV) tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ 7,6 tỷ đồng từ chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững do các tổ chức: Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Sáng kiến Thương mại bền vững Hà Lan (IDH), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Global GAP hỗ trợ cho nông dân, các nhà máy chế biến và các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng tuân thủ các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu.
Chương trình được áp dụng cho các cộng đồng nuôi cá tra quy mô nhỏ và vừa, các nhóm nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) sản xuất cá tra trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện 2 năm từ năm 2010 đến 2012.
Theo quy hoạch nuôi cá da trơn toàn tỉnh đến năm 2015 diện tích 2.710 ha, sản lượng 200.000 tấn; năm 2020 diện tích 3.871 ha, sản lượng 290.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 2 giờ sáng 25.5, trong lúc ra kiểm tra lưới lồng đang thả tại khu vực gần tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn, cách bờ biển Quy Nhơn gần 2 hải lý, anh Nguyễn Văn Vui (48 tuổi, ở tổ 56, KV 11, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn - Bình Định) đã phát hiện một con cá mập (còn gọi là cá nhám) bị mắc lưới. Sau một hồi quẫy đập quá mạnh trong lưới lồng, con cá mập đã chết do kiệt sức, đến khoảng 5 giờ sáng, anh Vui cùng một số người khác mới kéo được bộ lưới và con cá mập vào bờ.

Tôi được lãnh đạo Báo NTNN giao trọng trách viết cho chuyên mục “1001 cách làm ăn”. Mỗi tuần 1 bài. Mỗi bài là một vấn đề mà bà con đang cần để áp dụng tìm tòi để các vấn đề nêu ra đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

Tận dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen ở xã Định Thành (Thoại Sơn) và Cô Tô (Tri Tôn)- An Giang phát triển gần chục năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những vụ gần đây, do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, bà con không còn “mặn” với loại cây thủy sinh này.

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.