Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiểu Thị Trường Sẽ Thắng

Hiểu Thị Trường Sẽ Thắng
Ngày đăng: 13/03/2014

38 tuổi, anh Nguyễn Văn Luật ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có cơ ngơi nhiều người mơ ước: Chủ một trang trại tổng hợp diện tích 2ha với thu nhập trên 700 triệu đồng/năm.

Anh Luật kể: “Làm ruộng thu nhập bấp bênh, vợ chồng tôi bỏ làng đi làm công nhân, nhưng cũng chỉ đủ ăn, không tiết kiệm được đồng nào. Sau nhiều năm, anh quyết tâm trở về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.

Tìm hiểu, anh thấy mô hình kinh tế tổng hợp có thể mang lại thu nhập cao, đầu năm 2004 anh bắt tay đầu tư nuôi lợn và cá. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên lãi ít. Năm 2008, dịch bệnh bùng phát khiến cho anh mất gần 1 tấn lợn, vịt và 8 tạ cá. Không khuất phục, anh đến một số trang trại học hỏi kinh nghiệm, đồng thời xin tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Hội ND huyện tổ chức.

Năm 2011, được Hội nông dân (ND) huyện và xã Hải Đông tạo điều kiện, anh được Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay 30 triệu đồng. Được tiếp vốn, anh mạnh dạn đấu thầu 2ha đất hoang hóa của xã để xây dựng trang trại nuôi lợn, gà, cá. Đồng thời, anh ký hợp đồng với Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Nam Định làm đại lý cấp I. Anh Luật cho biết, năm 2014 này, anh đầu tư trồng thêm thanh long ruột đỏ và đinh lăng trên trang trại của mình.

Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, anh Luật bảo, anh thành công là nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, giống khỏe mạnh, đặc biệt phải hiểu thị trường…

Sau gần 10 năm, đến nay trang trại của anh thường xuyên có 40.000 con gà, 300 con lợn, mỗi năm bán ra thị trường hơn 10 tấn cá diêu hồng. Ngoài khoản lãi hơn 700 triệu đồng/năm, trang trại của anh còn tạo việc làm cho 3 lao động địa phương với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp cho nhiều người, với ước muốn: “Tôi muốn thanh niên quê tôi làm giàu trên chính quê hương mình”.

Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm trang trại tổng hợp của anh Luật, liên hệ số điện thoại: 0976.161.620.


Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực để khẳng định Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực để khẳng định

Trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục phát triển. Nhưng trong bản thân khối DN này vẫn tự nhận thấy còn nhiều điểm yếu.

22/06/2015
Chả cá Quy Nhơn được bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Chả cá Quy Nhơn được bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Thông tin từ UBND TP Quy Nhơn cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) đã có quyết định chính thức về việc cấp giấy chứng nhận độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá Quy Nhơn” cho các sản phẩm chả cá được sản xuất và chế biến tại các cơ sở trên địa bàn TP Quy Nhơn.

22/06/2015
Thoát nghèo nhờ kỹ thuật chăn nuôi mới Thoát nghèo nhờ kỹ thuật chăn nuôi mới

Những năm gần đây nhiều dự án, mô hình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã được triển khai. Riêng Dự án hỗ trợ Kỹ thuật về giảm nghèo bền vững (PRPP) đã triển khai thí điểm ở 8 tỉnh, trong đó có Bắc Kạn với nhiều mô hình cụ thể, đã và đang giúp người dân từng bước đổi đời.

22/06/2015
Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi bò vỗ béo Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi bò vỗ béo

Bò là một trong những con vật tương đối dễ nuôi, tỷ lệ rủi ro thấp, thức ăn cho bò dễ tìm chủ yếu là các phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, bắp, cám gạo, cỏ… Tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu không đảm bảo quy cách chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc và không đáp ứng đủ liều lượng thức ăn và các loại thức ăn bổ sung thì bò sẽ chậm lớn, trọng lượng giảm sút, ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế của nông dân.

22/06/2015
Sản lượng sữa bò tươi toàn huyện đạt trên 50 tấn/ngày Sản lượng sữa bò tươi toàn huyện đạt trên 50 tấn/ngày

Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện nay đang tăng nhanh, đạt trên 9.800 con. Chủ yếu được nuôi trong dân (trên 6.700 con), trong đó số bò đang cho sữa gần 2.600 con với sản lượng sữa đạt trên 50 tấn/ngày.

22/06/2015