Hiểu Thị Trường Sẽ Thắng

38 tuổi, anh Nguyễn Văn Luật ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có cơ ngơi nhiều người mơ ước: Chủ một trang trại tổng hợp diện tích 2ha với thu nhập trên 700 triệu đồng/năm.
Anh Luật kể: “Làm ruộng thu nhập bấp bênh, vợ chồng tôi bỏ làng đi làm công nhân, nhưng cũng chỉ đủ ăn, không tiết kiệm được đồng nào. Sau nhiều năm, anh quyết tâm trở về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.
Tìm hiểu, anh thấy mô hình kinh tế tổng hợp có thể mang lại thu nhập cao, đầu năm 2004 anh bắt tay đầu tư nuôi lợn và cá. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên lãi ít. Năm 2008, dịch bệnh bùng phát khiến cho anh mất gần 1 tấn lợn, vịt và 8 tạ cá. Không khuất phục, anh đến một số trang trại học hỏi kinh nghiệm, đồng thời xin tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Hội ND huyện tổ chức.
Năm 2011, được Hội nông dân (ND) huyện và xã Hải Đông tạo điều kiện, anh được Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay 30 triệu đồng. Được tiếp vốn, anh mạnh dạn đấu thầu 2ha đất hoang hóa của xã để xây dựng trang trại nuôi lợn, gà, cá. Đồng thời, anh ký hợp đồng với Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Nam Định làm đại lý cấp I. Anh Luật cho biết, năm 2014 này, anh đầu tư trồng thêm thanh long ruột đỏ và đinh lăng trên trang trại của mình.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, anh Luật bảo, anh thành công là nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, giống khỏe mạnh, đặc biệt phải hiểu thị trường…
Sau gần 10 năm, đến nay trang trại của anh thường xuyên có 40.000 con gà, 300 con lợn, mỗi năm bán ra thị trường hơn 10 tấn cá diêu hồng. Ngoài khoản lãi hơn 700 triệu đồng/năm, trang trại của anh còn tạo việc làm cho 3 lao động địa phương với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp cho nhiều người, với ước muốn: “Tôi muốn thanh niên quê tôi làm giàu trên chính quê hương mình”.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm trang trại tổng hợp của anh Luật, liên hệ số điện thoại: 0976.161.620.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).

Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.

Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.

Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, hiện tại huyện có khoảng 20 tấn quýt hồng rải vụ đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Ông Trần Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, gần cuối tháng 3 dương lịch đến nay tại xã Duy Thành và Duy Vinh có khoảng 15ha tôm thẻ chân trắng của hàng chục hộ dân bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.