Hiệu quả vườn chuyên canh ở xã Long Khánh

Đến thời điểm này, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã trồng được 1.323 ha vườn cây ăn trái, trong đó, sầu riêng chiếm 820 ha, bưởi da xanh 68 ha, mít thái siêu sớm 435 ha, sản lượng bình quân đạt 18.000 tấn/năm.
Những năm qua, xã vận động nhân dân đóng góp hàng trăm triệu đồng xây dựng đê bao hoàn chỉnh, khuyến khích nông dân mạnh dạn cải tạo đất và trồng mới cây ăn trái.
Đối với diện tích trồng mới tận dụng đất trống trồng lúa và hoa màu theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, điển hình như ấp Mỹ Vĩnh, Hòa Nhơn, Phú Hiệp và Hòa Nghĩa.
Hiện toàn xã có nhiều diện tích sầu riêng trên 10 năm tuổi, cây phát triển tốt cho năng suất ổn định.
Ông Nguyễn Văn Bỉnh ở ấp Mỹ Vĩnh cho biết: Trước đây, gia đình canh tác 6 công ruộng, sản xuất 3 vụ lúa/năm, hiệu quả kinh tế thấp.
Năm 2002, sau khi có ô bao khép kín và được tập huấn khuyến nông, ông lên liếp trồng 120 gốc sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, dưới ruộng trồng hoa màu, khi cây cho trái chiến, ông đào mương để tiện chăm sóc.
Tuy nhiên, nếu để cho cây ra hoa mùa thuận, hàng dội chợ bán giá không cao, nên ông đã chủ động xử lý cây ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá".
Hàng năm, khoảng tháng 3 âm lịch, ông xiết nước cạn trong mương, dùng màng nylon phủ kín gốc, phun thuốc kích thích giúp cây ra hoa, thời điểm từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch, sầu riêng bán bình quân 40.000 đồng/kg, thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng/năm, ông xây được nhà ở kiên cố, nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn.
Anh Nguyễn Văn Tưởng ở ấp Phú Hòa chuyển 4 công đất trồng lúa sang trồng bưởi da xanh, anh chủ động xử lý mùa nghịch, khoảng tháng Chạp thu hoạch để bán trong dịp Tết Nguyên đán, trừ chi phí, anh thu lãi vài chục triệu đồng/năm.
Ngoài ra, xã kết hợp với ngành nông nghiệp chú trọng chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn trái, các mô hình sản xuất đạt hiệu quả, giúp nông dân nâng cao mức sống gia đình từ hiệu quả vườn cây ăn trái; đồng thời vận động nhân dân đóng góp kinh phí làm thủy lợi nội đồng, đắp đê bao đề phòng triều cường dâng cao, bảo vệ vườn cây ăn trái, giúp nhà vườn an tâm sản xuất.
Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 2,87%, hộ khá, giàu chiếm trên 90%.
Đến nay, xã đạt 9/19 tiêu chí xã nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt 11/19 tiêu chí.
Thực hiện tốt cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, giữ vững các tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới, tạo tiền đề để xã Long Khánh hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới vào năm 2018.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm nay, tư thương biết đến ông, họ đã tìm lên tận Pha Cúng cất hàng. Ông chỉ việc ngồi nhà đếm tiền mỏi tay. “Giờ thì vợ chồng tôi nhàn rồi. Ngay từ đầu vụ đã chốt được giá nhãn. Thuê người hái rồi đếm tiền là xong” - ông Binh hào hứng khoe.

Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.

Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.

Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.