Hiệu Quả Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh

Trong vụ nuôi tôm biển năm 2014, tại xã An Đức (Ba Tri - Bến Tre), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cùng với doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khanh đồng phối hợp thực hiện liên kết xây dựng vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh (ấp Giồng Xoài - An Đức), với quy mô 100ha, trong đó có 65ha mặt nước, gần 150 hộ tham gia.
Hộ ông Trần Văn Dũng là một trong 150 hộ đã sử dụng 1.200m2 mặt nước trong diện tích 25.000m2 khu nuôi tôm công nghiệp của gia đình để thực hiện mô hình nuôi tôm an toàn dịch bệnh. Giống được chọn nuôi là tôm thẻ chân trắng. Đây là quy trình nuôi hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh, chỉ sử dụng vi sinh để làm sạch môi trường và cho tôm nuôi ăn thức ăn tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh hại.
Ông Dũng cho biết: Qua thực hiện quy trình, nhận thấy tảo ổn định, tôm khỏe mạnh, nhanh lớn, gia đình an tâm, tin tưởng vào hiệu quả của quá trình đầu tư. Về kỹ thuật nuôi: Trước khi vào vụ nuôi, ao được tháo cạn nước và tiến hành nạo vét hết chất thải lắng đọng của các vụ nuôi trước ở đáy ra khỏi ao. Sau đó phơi khô đáy ao cho đến khi đất nứt mới cày lật nền đáy ao phía dưới lên kết hợp với rải vôi. Sau khi phơi khô thì đầm nén đáy ao lại như cũ trước khi lấy nước vào ao.
Nước cấp vào ao luôn đạt ở mức từ 1,2m trở lên. Nước được xử lý diệt trùng bằng một số loại chất khử trùng nhằm loại bỏ mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi. Tôm giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn. Trong quá trình nuôi, việc quản lý thức ăn và cách thức cho ăn là một trong những yếu tố quan trọng. Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn rất mạnh nên cần phải đảm bảo lượng thức ăn.
Qua thực hiện mô hình cho thấy, quy trình có tác dụng làm môi trường ao nuôi trong sạch, khống chế vi khuẩn gây bệnh cho tôm nuôi. Kết quả mô hình đạt khá cao. Sau 75 ngày nuôi, mô hình nuôi tôm biển của ông Trần Văn Dũng đã cho thu hoạch với kích cỡ tôm 52 con/kg. Tổng sản lượng tôm trong mô hình đạt 1,85 tấn. Năng suất đạt 15,5 tấn/ha, cao hơn diện tích sản xuất thông thường gần 5 tấn/ha.
Từ thành công bước đầu mô hình nuôi tôm an toàn dịch bệnh của hộ ông Trần Văn Dũng, trong vụ nuôi sắp tới, huyện Ba Tri sẽ vận động nhân dân mở rộng vùng nuôi. Được biết, hình thức nuôi này đã được áp dụng ở nhiều nơi và đạt hiệu quả khá cao. Đây là hình thức nuôi cải tiến, thân thiện với môi trường.
Việc xây dựng vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh không chỉ giúp người nuôi đạt hiệu quả về năng suất, sản lượng, chất lượng tôm thịt mà còn hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung để có thể nâng cao giá trị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Có 2 loại sâu đục thân hại cây cà phê là sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) và sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner). Chúng hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

Hiện nay, nông dân trồng lúa trong vùng nước nhiễm mặn của các huyện phía Bắc của các tiểu bang, đặc biệt là tiểu bang Kattampally, có thể trồng giống lúa hữu cơ chịu mặn mới được lai tạo trong chương trình nhân giống cây trồng hữu cơ của Trạm Nghiên cứu Nông nghiệp Vùng (RARS) tại Pilikkode thuộc Kasaragod của Ấn Độ.

Sau một thời gian tăng giá cục bộ, những ngày qua giá các loại phân bón đã ổn định trở lại.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, ngành điều là một trong số rất ít nông sản có khối lượng và giá trị xuất khẩu tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên, ngành hàng này vẫn còn một số tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ cần thiết phải tập trung tháo gỡ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản tháng 6/2015 ước đạt 2,6 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành sáu tháng đầu năm 2015 lên 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.