Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Vốn Vay Hộ Nghèo Ở Hoàng Su Phì

Hiệu Quả Vốn Vay Hộ Nghèo Ở Hoàng Su Phì
Ngày đăng: 15/12/2014

Được hỗ trợ bởi nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), những năm qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình; nhờ đó, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ vốn vay cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, thời gian qua, Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì đã phối hợp với các cấp, ngành và các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của các nguồn vốn vay đối với người dân.

Để người dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, Ngân hàng CSXH huyện chủ động khơi tăng các nguồn vốn, giải ngân kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các Tổ giao dịch và điểm giao dịch ở 25/25 xã, thị trấn.

 Việc cho vay được họp bình xét công khai, dân chủ nên đồng vốn thật sự đến tay người nghèo. Hàng tháng, cán bộ Ngân hàng xuống từng cơ sở để trực tiếp thực hiện giao dịch như: Cho vay, thu lãi, thu nợ, phổ biến các chính sách mới...

Từ đầu năm đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện đạt trên 163 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo và cận nghèo đạt gần 108 tỷ đồng, giúp cho trên 8.260 lượt hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách trong huyện được vay vốn phát triển kinh tế gia đình.

Đến thăm gia đình anh Đặng Văn Giàng, thôn Suôi Thầu 2, xã Bản Luốc thuộc diện hộ nghèo lâu năm của xã; kinh tế gia đình anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, muốn mua con trâu, con bò về nuôi để phát triển kinh tế cũng khó vì tiền đầu tư mua con giống quá lớn so với khả năng của gia đình. Năm 2013, gia đình anh được xét vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện.

Với số tiền vay, cộng thêm tiền vay mượn từ anh em, bạn bè; anh làm chuồng và mua 1 con trâu giống về nuôi. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, trâu sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh và sinh sản đều. Anh Giàng cho biết, nếu chăn nuôi thuận buồm, xuôi gió, năm 2015 gia đình anh sẽ trả hết nợ và có tiền sửa sang nhà cửa.

Gia đình anh Ly Seo Dủng, thôn Cáo Phìn, xã Thèn Chu Phìn là một trong những hộ tiêu biểu trong việc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Năm 2012, anh Dủng được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện để phát triển kinh tế, anh đã sử dụng nguồn vốn để đầu tư chăn nuôi.

Anh Dủng chia sẻ: Cuộc sống gia đình anh trước đây rất khó khăn do thiếu vốn, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ngân hàng CSXH huyện thông qua tổ chức Hội ở cơ sở; gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn mua một cặp trâu giống. Từ một cặp trâu giống đến nay, trong chuồng của anh luôn duy trì nuôi từ 4 – 5 con trâu sinh sản. Hàng năm, tiền bán trâu giống không chỉ giúp gia đình anh trả hết tiền gốc và lãi Ngân hàng mà còn có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, nuôi con cái ăn học.

Đồng chí Vũ Văn Sơn, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Để đồng vốn tiếp tục phát huy hiệu quả, thời gian tới, trên cơ sở thông báo về nguồn vốn tăng trưởng cũng như tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của các xã, thị trấn, Ngân hàng CSXH sẽ phân bổ nguồn vốn hợp lý đến từng địa phương; trong đo, tập trung vào những xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao, đảm bảo không bỏ sót đối tượng.

Đồng thời, tăng thêm vốn cho những hộ làm kinh tế có hiệu quả có nhu cầu về vốn; hỗ trợ vốn thêm cho các hộ đã được công nhận thoát nghèo để họ không tái nghèo; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát nguồn vốn vay chặt chẽ đối với từng hộ gia đình.

Cũng theo anh Sơn, qua kiểm tra sử dụng nguồn vốn vay của người dân, hầu hết các hộ sử dụng tiền vay đúng mục đích và đang phát huy tốt hiệu quả đồng vốn, kinh tế nhiều hộ đang từng bước ổn định và được nâng cao, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi, sản xuất... Cùng với đó, các hộ vay đều thanh toán nợ vay, lãi tiền vay khi đến hạn luôn đảm bảo, kịp thời, tỷ lệ thu lãi đạt kết quả tương đối cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

Có thể khẳng định, nguồn vốn vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện, kết hợp với các chương trình khuyến nông, chuyển giao KHKT, đã giúp cho đời sống của các hộ nghèo trong huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt. Từ những phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, đến nay nhiều hộ nghèo trong huyện đã biết đầu tư xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi và trồng trọt; áp dụng tiến bộ KHKT, nhằm phát huy hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32824&CatID=150&MN=26


Có thể bạn quan tâm

Làng Hoa Tỷ Phú Làng Hoa Tỷ Phú

Những năm gần đây, nghề trồng hoa công nghệ cao ở Đà Lạt nói chung, ở Thái Phiên nói riêng phát triển rất mạnh, người người trồng hoa, nhà nhà trồng hoa. Nhờ trồng hoa nhiều gia đình đã trở thành tỷ phú, xây được nhà lầu, mua xe hơi đời mới, con cái học hành thành đạt…

06/03/2012
Kỹ Thuật Làm Vườn Ươm Cây Ăn Quả Kỹ Thuật Làm Vườn Ươm Cây Ăn Quả

Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây ăn quả cần nhân giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: giá rét, sương muối hoặc nhiệt độ quá cao

10/05/2011
Những Khuyến Cáo Nuôi Tôm Công Nghiệp – Bán Công Nghiệp Những Khuyến Cáo Nuôi Tôm Công Nghiệp – Bán Công Nghiệp

Để giúp cho bà con nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật trong quá trình nuôi, hạn chế rủi ro từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế ở cuối vụ, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu khuyến cáo một số điểm cần lưu ý như sau

04/10/2011
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Gà Trên Sân Cát Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Gà Trên Sân Cát

Nuôi gà trên sân cát là phương pháp nuôi gà hiệu quả, đang được nhiều hộ dân thực hiện. Sử dụng cát để làm môi trường chăn nuôi gà không những làm tăng hiệu quả phòng trừ bệnh cho gà, giảm chi phí chăn nuôi mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường sạch sẽ.

08/03/2012
Nuôi Vọp Trong Vuông Tôm Nuôi Vọp Trong Vuông Tôm

Vọp là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngon, có vị ngọt, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn vọp tự nhiên ngày càng cạn kiệt, thay vào đó là loại vọp nuôi lồng, bè chất lượng thịt không ngon như vọp sống trong môi trường tự nhiên, ruột lại nhỏ nên người dân không mấy quan tâm

06/10/2011