Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từtrồng Bơ Ghép Xen Cà Phê

Hiệu Quả Từtrồng Bơ Ghép Xen Cà Phê
Ngày đăng: 04/04/2014

Gia đình ông Trần Văn Châu ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh (Đắk Mil) là một trong những hộ đầu tiên tại địa phương đưa giống bơ ghép về trồng tại rẫy cà phê của gia đình.

Sau 5 năm chăm sóc, vườn bơ trên 30 gốc của gia đình ông đã xanh tốt, ra hoa đậu quả vượt trội so với những giống bơ địa phương.

Ông Hiệp cho biết: “Lâu nay, hầu hết người dân đều quan niệm trồng bơ không cần chăm sóc, phân bón, phòng dịch, cây bơ vẫn ra hoa, đậu quả. Nhưng đối với tôi, nếu trồng bơ mà biết cách chăm sóc, áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật thì không những tuổi thọ của cây bơ được kéo dài mà năng suất, chất lượng cũng được nâng lên hơn rất nhiều”.

Hiện tại, vườn bơ của ông Châu đang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch rộ. Theo ông Châu thì vụ này vườn bơ của ông rất được mùa, ước tính có thể đạt từ 12-13 tấn quả. Với giá mua tại thời điểm chính vụ khoảng trên dưới 10.000 đồng/kg, gia đình ông thu về hàng chục triệu đồng.

Còn gia đình bà Lê Thị Hiền ở xã Đắk Sôr (Krông Nô) cũng trồng xen trong vườn cà phê trên 20 gốc bơ. Theo bà Hiền thì riêng tiền bán bơ cũng đủ để mua phân bón cho gần 8 sào cà phê của gia đình.

Bà Hiền cho biết: “Cây bơ trồng sau 3-4 năm là cho thu hoạch, bình quân mỗi cây từ 300-400 kg quả, giá bơ trái vụ là 25.000-30.000/kg. Còn vào khoảng tháng 9, tháng 10, khi thị trường khan hiếm thì giá bán bơ tăng lên đến 50.000-60.000 đồng/kg".

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp tỉnh thì bơ là loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng đất Đắk Nông. Qua thực tế, ở độ cao từ 500 - 600m, với nền đất đỏ và đất xám, cây bơ sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng vượt trội và có thể xem là cây trồng đặc sản của nhiều vùng đất trên địa bàn tỉnh.

Từ thực tế sản xuất ở các địa phương, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình trồng cây bơ ghép xen cà phê thuần tại 3 huyện là Tuy Đức, Đắk R’lấp, Krông Nô, với diện tích gần 20 ha. Tổng kinh phí thực hiện hơn 127 triệu đồng. Theo Trung tâm thì các hộ tham gia mô hình được chương trình hỗ trợ 100% về cây giống và 50% về vật tư.

Cụ thể, tính cho 1 ha, đơn vị đã hỗ trợ 120 cây giống bơ ghép, 30 kg phân NPK 16-16-8, 1,5 kg thuốc bảo vệ thực vật cho người dân. Ngoài ra, các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ trước khi được cấp cây giống. Sau thời gian trồng khoảng 5 tháng, tỷ lệ cây sống trung bình đạt khá cao 96%, chiều cao cây 53cm, đường kính gốc 1,2cm, 30% số cây đã phân cành cấp 1.

Trong đó, tỷ lệ sống cao và sinh trưởng phát triển vượt trội nhất nhất là tại huyện Krông Nô và Đắk R’lấp. Để các mô hình trồng xen bơ trong vườn cà phê đạt được kết quả, đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp đã tích cực theo dõi, đôn đốc các hộ tham gia thực hiện mô hình tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật trồng bơ đã được tập huấn.

Phương thức canh tác trồng kết hợp giữa cây bơ ghép và cà phê trên cùng một diện tích đất canh tác và phân bố hợp lý trong không gian sinh trưởng sẽ có giúp các loại cây xen canh có điều kiện cộng sinh, tác động qua lại lẫn nhau cả về phương diện sinh thái và kinh tế theo hướng có lợi.

Nhờ đó, việc trồng xen cây bơ trong vườn cà phê không những không ảnh hưởng tới cây cà phê mà còn tạo môi trường thích hợp cho cây cà phê, đồng thời giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập không nhỏ so với độc canh.


Có thể bạn quan tâm

Đảm bảo cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp Đảm bảo cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp

Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 32/CĐ-TW yêu cầu các tỉnh, TP, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất.

16/10/2015
Hồng quân cây chịu hạn cho kinh tế cao ở vùng núi Hồng quân cây chịu hạn cho kinh tế cao ở vùng núi

Hiện nay, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ Hồng quân núi. Nhờ cây hồng quân mà bà con quanh khu vực Núi dài, Núi Két, Núi Cấm có được nguồn thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động khi vào mùa thu hoạch.

16/10/2015
Tỷ phú cam sành Tỷ phú cam sành

Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Lâm Thành Thắm, ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thành công từ việc trồng loại cây có múi với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

16/10/2015
Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội

Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nhưng hàng năm số hội viên ND kết nạp mới vẫn tăng. Có được điều này là do các cấp Hội ND trong quận đã nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động sát sao, thiết thực với lợi ích của hội viên.

16/10/2015
Không phải cứ thấy khó khăn là thả Không phải cứ thấy khó khăn là thả

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hà A1, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, có đơn gửi Đảng ủy phường đề nghị cho giải thể chi hội nông dân (ND) tại khối phố. Đơn đề nghị của ông Dũng không được Đảng ủy phường chấp nhận.

16/10/2015