Hiệu Quả Từtrồng Bơ Ghép Xen Cà Phê

Gia đình ông Trần Văn Châu ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh (Đắk Mil) là một trong những hộ đầu tiên tại địa phương đưa giống bơ ghép về trồng tại rẫy cà phê của gia đình.
Sau 5 năm chăm sóc, vườn bơ trên 30 gốc của gia đình ông đã xanh tốt, ra hoa đậu quả vượt trội so với những giống bơ địa phương.
Ông Hiệp cho biết: “Lâu nay, hầu hết người dân đều quan niệm trồng bơ không cần chăm sóc, phân bón, phòng dịch, cây bơ vẫn ra hoa, đậu quả. Nhưng đối với tôi, nếu trồng bơ mà biết cách chăm sóc, áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật thì không những tuổi thọ của cây bơ được kéo dài mà năng suất, chất lượng cũng được nâng lên hơn rất nhiều”.
Hiện tại, vườn bơ của ông Châu đang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch rộ. Theo ông Châu thì vụ này vườn bơ của ông rất được mùa, ước tính có thể đạt từ 12-13 tấn quả. Với giá mua tại thời điểm chính vụ khoảng trên dưới 10.000 đồng/kg, gia đình ông thu về hàng chục triệu đồng.
Còn gia đình bà Lê Thị Hiền ở xã Đắk Sôr (Krông Nô) cũng trồng xen trong vườn cà phê trên 20 gốc bơ. Theo bà Hiền thì riêng tiền bán bơ cũng đủ để mua phân bón cho gần 8 sào cà phê của gia đình.
Bà Hiền cho biết: “Cây bơ trồng sau 3-4 năm là cho thu hoạch, bình quân mỗi cây từ 300-400 kg quả, giá bơ trái vụ là 25.000-30.000/kg. Còn vào khoảng tháng 9, tháng 10, khi thị trường khan hiếm thì giá bán bơ tăng lên đến 50.000-60.000 đồng/kg".
Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp tỉnh thì bơ là loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng đất Đắk Nông. Qua thực tế, ở độ cao từ 500 - 600m, với nền đất đỏ và đất xám, cây bơ sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng vượt trội và có thể xem là cây trồng đặc sản của nhiều vùng đất trên địa bàn tỉnh.
Từ thực tế sản xuất ở các địa phương, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình trồng cây bơ ghép xen cà phê thuần tại 3 huyện là Tuy Đức, Đắk R’lấp, Krông Nô, với diện tích gần 20 ha. Tổng kinh phí thực hiện hơn 127 triệu đồng. Theo Trung tâm thì các hộ tham gia mô hình được chương trình hỗ trợ 100% về cây giống và 50% về vật tư.
Cụ thể, tính cho 1 ha, đơn vị đã hỗ trợ 120 cây giống bơ ghép, 30 kg phân NPK 16-16-8, 1,5 kg thuốc bảo vệ thực vật cho người dân. Ngoài ra, các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ trước khi được cấp cây giống. Sau thời gian trồng khoảng 5 tháng, tỷ lệ cây sống trung bình đạt khá cao 96%, chiều cao cây 53cm, đường kính gốc 1,2cm, 30% số cây đã phân cành cấp 1.
Trong đó, tỷ lệ sống cao và sinh trưởng phát triển vượt trội nhất nhất là tại huyện Krông Nô và Đắk R’lấp. Để các mô hình trồng xen bơ trong vườn cà phê đạt được kết quả, đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp đã tích cực theo dõi, đôn đốc các hộ tham gia thực hiện mô hình tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật trồng bơ đã được tập huấn.
Phương thức canh tác trồng kết hợp giữa cây bơ ghép và cà phê trên cùng một diện tích đất canh tác và phân bố hợp lý trong không gian sinh trưởng sẽ có giúp các loại cây xen canh có điều kiện cộng sinh, tác động qua lại lẫn nhau cả về phương diện sinh thái và kinh tế theo hướng có lợi.
Nhờ đó, việc trồng xen cây bơ trong vườn cà phê không những không ảnh hưởng tới cây cà phê mà còn tạo môi trường thích hợp cho cây cà phê, đồng thời giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập không nhỏ so với độc canh.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, về hợp tác phát triển kinh tế, Tập đoàn và các đơn vị thành viên với sự hỗ trợ thiết thực của tỉnh Điện Biên đã và đang triển khai nhiều dự án trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế- xã hội cao.

Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục định hướng chuyển dần phương thức chăn nuôi của Việt Nam từ nông hộ sang trang trại.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Ngành khuyến nông phải tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

Phú Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển khai thác thủy sản. Hiện tại toàn tỉnh có khoảng 6.139 chiếc tàu thuyền, với tổng công suất 302.511CV. Trong đó tàu thuyền có công suất từ 90CV trở lên là 1.033 chiếc, còn lại có công suất dưới 90CV hoạt động khai thác ở vùng lộng và gần bờ.

Bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Đến nay, đơn vị đã phối hợp với Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn tiến hành lắp đặt 238 thiết bị công nghệ Movimar (còn gọi là thiết bị quan sát tài cá qua vệ tinh) cho các tàu cá khai thác xa bờ trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định.