Hiệu Quả Từ Trồng Khoai Tây Atlantic

Những ngày đầu xuân mới, cùng với việc tập trung gieo cấy lúa xuân, nông dân một số địa phương của huyện Đông Triều (Quảng Ninh) đang khẩn trương thu hoạch giống khoai tây Atlantic để đảm bảo thời vụ. Đây là vụ thứ hai, giống khoai tây này được trồng ở đồng đất Đông Triều do các công ty của Hàn Quốc bao tiêu sản phẩm.
Tại xã Bình Dương, không khí thu mua giống khoai tây Atlantic diễn ra nhộn nhịp. Sau khi thu hoạch khoai tây tại ruộng, các bao khoai tây lớn, nhỏ được bà con chất đầy trên các xe máy, xe tải, xe cải tiến kéo đến điểm thu mua tập trung thôn Bình Sơn Tây.
Anh Đoàn Văn Cấp, thôn Bình Sơn Tây, xã Bình Dương vừa cho khoai tây vào bao để cân, vừa cho biết: Đây là năm thứ hai gia đình trồng giống khoai này. Năm trước nhà tôi trồng 3 sào, năm nay đã có kinh nghiệm, nên mạnh dạn mở rộng diện tích trồng 5 sào.
So với các loại cây màu khác trong vụ đông thì khoai tây cho năng suất cao hơn và với giá thu mua 6.300 đồng/kg khoai tây, mỗi sào khoai mang lại thu nhập bình quân cho gia đình trên 2 triệu đồng, cao hơn 700.000 đồng/sào so với trồng su hào, bắp cải...
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, vụ đông năm 2013, huyện Đông Triều đã ký kết với Công ty Orion của Hàn Quốc trồng khoai tây Atlantic.
Toàn huyện có 51ha khoai tây Atlantic được trồng tại các xã Bình Dương, Kim Sơn, Xuân Sơn, Việt Dân, trong đó tập trung nhiều ở xã Bình Dương. Atlantic là giống khoai tây được nhập từ Mỹ, có nhiều đặc tính nông học tốt, cho năng suất cao. Đây cũng là giống khoai chín sớm, tạo củ sớm và nhanh, nên quy trình chăm sóc cũng khác biệt so với các giống khoai trước đây trồng tại Đông Triều.
Tham gia mô hình, các hộ nông dân đã được ứng giống trước, sau thu hoạch thanh toán giống bằng đổi trừ sản phẩm và được bao tiêu sản phẩm đầu ra. Sau gần 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay, giống khoai tây này đã cho thu hoạch với năng suất bình quân 16 tấn/ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết nên có đến 30% diện tích khoai tây Atlantic củ bị nứt vỡ, không đạt tiêu chuẩn thu mua.
Ông Bùi Văn Hanh, Phó Phòng NN&PTNT huyện Đông Triều cho biết: Chủ trương của huyện là thu mua toàn bộ lượng khoai tây đạt tiêu chuẩn theo ký kết với Công ty Orion Hàn Quốc, đóng thành từng bao lớn, còn đối với lượng khoai nứt vỡ, các xã sẽ hướng dẫn bà con nông dân phân loại đóng bao loại nhỏ, cho vào kho lạnh, bảo quản, dự trữ làm giống cho vụ sau.
Việc Đông Triều triển khai trồng khoai tây liên doanh với Hàn Quốc trong vụ đông 2013 đã tạo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 “nhà” trong sản xuất rau màu đảm bảo chất lượng an toàn, làm nguyên liệu xuất khẩu sang Hàn Quốc và đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vụ đông, thâm canh tăng vụ, đổi mới phương thức sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua đã có tin đồn thất thiệt Trung Quốc đóng cửa biên giới, khiến giá khoai lang và một vài mặt hàng nông sản khác có lúc rớt giá. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặt hàng trái cây như thanh long, xoài, dưa hấu và một số trái cây khác cho thấy chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Do môi trường và thời tiết thay đổi, chuyển mưa chính vụ, buổi sáng trời nắng nóng, buổi chiều mưa rải rác nên vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại hơn 12.951 ha.

Ngày 4.6, trao đổi với phóng viên NTNN, lão nông Nguyễn Văn Ơn buồn bã cho biết: “Mấy ngày nay giá dâu bòn bon chỉ còn 1.000 đồng/kg, trong khi những năm trước, khi vào chính vụ, thương lái vẫn vào tận vườn hái mua với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Năm nay, dâu bon rớt giá thảm hại mà thương lái không buồn mua”.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Thủy sản đã thực hiện các mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGAP tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, T.X Sông Công và T.P Thái Nguyên (Thái Nguyên) đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương.

Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn– ao –chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.