Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Trồng Cỏ Nuôi Bò Ở Thôn Bắc Bình

Hiệu Quả Từ Trồng Cỏ Nuôi Bò Ở Thôn Bắc Bình
Ngày đăng: 06/11/2014

Giới thiệu mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt tại thôn Bắc Bình, Cam Tuyền, Cam Lộ

Vùng đất trồng cỏ bây giờ vốn là vùng trồng màu trọng điểm của thôn Bắc Bình. Đất gần sông nên khá màu mỡ, vì vậy khi thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế về vận động người dân thí điểm dự án trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất này thì dân ở đây không đồng tình.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất đã minh chứng thổ nhưỡng vùng Rào Lấp phù hợp trồng màu nhưng để canh tác hiệu quả đòi hỏi nông hộ phải có sức lao động và nhiều khi phải chấp nhận rủi ro vì giá cả hoa màu khá bấp bênh. Sau 2 năm tích cực tuyên truyền và thí điểm làm dần của thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế, hiện nay cánh đồng cỏ Rào Lấp trở thành nguồn thức ăn phục vụ khoảng 200 con bò thôn Bắc Bình.

Từ khi trồng được cỏ, người dân Bắc Bình chuyển sang nuôi bò nhốt thay cho hình thức chăn thả rông truyền thống. Thời gian chăn nuôi bò chỉ còn làm tranh thủ nhưng lợi nhuận thì tăng gấp 7 - 8 lần so với phương thức chăn nuôi trước.

Tính toán của người dân ở đây cho thấy, trung bình mỗi tháng chăn nuôi bò như hiện nay nông dân Bắc Bình lãi ròng 1 triệu đồng. Nếu tính trên diện tích, công lao động thì không cây, con gì đem lại lợi nhuận hơn nuôi bò. Nhờ chủ động được nguồn thức ăn nên hiện toàn thôn Bắc Bình có 70 hộ chuyển sang chăn nuôi bò thâm canh.

Cỏ trồng được không chỉ là nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi bò nhốt trong thôn mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa. Đến thời điểm này, vùng cỏ Rào Lấp đã cung cấp cho thị trường 30 tấn cỏ giống bán cho các địa phương trong tỉnh với giá 4 triệu đồng/tấn.

Trồng cỏ nuôi bò không chỉ nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, người dân Bắc Bình đang hướng đến việc xây dựng vùng cỏ giống hàng hóa; cải tạo chất lượng đàn bò theo hướng lai sin để vươn lên làm giàu.

Từ khi chuyển đổi đất trồng màu sang trồng cỏ nuôi bò, người dân Bắc Bình đã thay đổi tập quán sản xuất. Nếu trước đây việc chăn nuôi bò thường theo kiểu lấy công làm lãi, không biết ngày nào bán và khi bán cũng không biết lời lãi bao nhiêu thì bây giờ ở Bắc Bình nhà nào nuôi bò cũng có hoạch toán lợi nhuận.

Tại hội trường thôn Bắc Bình, bảng ghi chép diễn biến tăng trọng bò đối chứng giữa các hộ được cập nhật hàng tuần, các công thức phối trộn thức ăn vỗ béo bò thâm canh, bò sinh sản, các biện pháp chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh... cũng được các hộ công khai dán tại hội trường thôn.

Ông Thái Ngọc Quế (84 tuổi), Trưởng làng Bắc Bình cho biết: “Trồng cỏ không chỉ cho bò ăn, lợi nhuận không chỉ ở con bò, nguồn phân xanh phục vụ sản xuất mà thời gian qua người trồng cỏ Bắc Bình đã thu về 120 triệu đồng từ việc bán giống cỏ. Nếu quy đổi số tiền này ra sản phẩm trồng màu thì với giá thị trường hiện nay số tiền ấy tương đương 6 tấn lạc.

Để làm ra khối lượng lạc này không dễ, tốn rất nhiều công sức, sản phẩm làm ra lại phụ thuộc thời tiết, giá cả thị trường như năm nay chẳng hạn người trồng lạc Cam Lộ đều mất mùa vì hạn hán nhưng trồng cỏ thì không cần chăm bón, vun trồng gì nhiều cỏ vẫn tốt. Người Bắc Bình đang hướng đến một vùng sản xuất cỏ giống chuyên canh.”.

Được sự hỗ trợ tích cực của thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế, việc chuyển đổi đất trồng màu sang trồng cỏ chăn nuôi bò thâm canh ở Bắc Bình không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế mà còn tạo ra được đội ngũ những lão nông tri điền được đào tạo bài bản về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt theo hướng chuyên canh, hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Lâm Huy Động Nguồn Lực Giảm Nghèo Bảo Lâm Huy Động Nguồn Lực Giảm Nghèo

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

30/06/2013
Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

30/06/2013
Giá Cá Tra Giảm Mạnh, Người Nuôi Lỗ Nặng Giá Cá Tra Giảm Mạnh, Người Nuôi Lỗ Nặng

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

04/07/2013
Hấp Dẫn Trang Trại Cà Phê Chồn Hấp Dẫn Trang Trại Cà Phê Chồn

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.

04/07/2013
Dịch Bệnh Lan Rộng Ở Các Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Dịch Bệnh Lan Rộng Ở Các Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.

04/07/2013