Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Thả Vườn Ở Đắk Song

Gia đình anh Nguyễn Xuân Phúc, thôn Đắk Tiên, xã Đắk N’Drung (Đắk Song) đã nuôi gà thả vườn hơn 3 năm nay. Trong khu vườn cà phê gần 3 sào, gia đình anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, giăng lưới xung quanh vườn để nuôi từ 1.000 đến 2.000 con.
Theo anh Phúc thì muốn thành công, phải làm chuồng nuôi gà ở vị trí cao ráo, thoáng mát; diện tích chuồng đảm bảo tiêu chuẩn 20m2/100 con, diện tích sân vườn đảm bảo 200m2/100 con, có lưới bảo vệ xung quanh; giống phải bảo đảm con giống sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, lấy giống về phải tiêm phòng ngay trong quá trình nuôi phải bảo đảm đủ thức ăn và nước, sử dụng vắc xin và thuốc kháng sinh, vitamin phòng bệnh, tiêu độc khử trùng theo đúng quy trình kỹ thuật.
Cũng theo anh Phúc, gà thả vườn nuôi từ 3-3,5 tháng là có thể xuất bán, đạt trọng lượng từ 1,8-2kg/con. Với giá bán đạt từ 90-100.000 đồng/kg, gia đình anh thu lời được gần 10 triệu đồng/tháng. Ngoài việc bán gà thịt, gia đình anh còn tận dụng phân gà để bón cho cây trồng và bán cho khách có nhu cầu. Mỗi năm, gia đình anh còn thu được gần 50 triệu đồng tiền phân gà.
Còn tại thị xã Gia Nghĩa, để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gà thả vườn, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã cũng đã triển khai nhiều mô hình tại các xã trên địa bàn. Trong đó, mô hình nuôi gà Lương Phượng thả vườn với sự tham gia của 8 hộ gia đình ở thôn Tân Hòa và Tân Lợi, xã Đắk R’moan thu được kết quả khá.
Khi tham gia mô hình, mỗi hộ dân nuôi 50 con với cơ chế được hỗ trợ 50% giá giống và thức ăn, được tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ một số loại bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà. Kết quả, sau gần 3 tháng, tỷ lệ sống đạt 100%, trọng lượng gà trung bình đạt 2,2 kg/con. Với giá bán khoảng 75.000 đồng/kg thì trừ tất cả chi phí, mỗi hộ có lãi gần 2 triệu đồng.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thì thời gian qua, từ nhiều chương trình, nguồn vốn, đơn vị đã phối hợp tổ chức trình diễn hàng trăm mô hình về nuôi gà thả vườn tại các địa phương. Thực tế cho thấy, cách chăn nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi với nhiều ưu điểm như bà con có thể nuôi theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt và tăng trọng khá, nhu cầu tiêu thụ loại gà này trên thị trường ngày càng tăng.
Hiện nay, nhiều giống gà để lựa chọn, tuy nhiên qua thực tế sản xuất chỉ có một số giống gà phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh như gà chọi lai, gà Mía lai, gà J-Dabaco, gà Minh Dư, gà H' Mông, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng…
Có thể bạn quan tâm

Hình thành từ năm 1990, Tam Nông (Đồng Tháp) là địa phương có vùng nuôi cá lóc sớm nhất và nhiều nhất của tỉnh. Năm 2012, toàn huyện có 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 60ha, sản lượng gần 14.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ gần 30ha, trở thành làng nghề truyền thống của huyện.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xóm 13 phường Ỷ La Thị xã Tuyên Quang đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng...

Dù bị nghiêm cấm nhưng hiện nay, trên nhiều vùng nông thôn ở tỉnh Quảng Trị vẫn tồn tại nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện. Tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, hủy diệt môi sinh, tận diệt nguồn lợi thủy sản trên các sông ngòi, kênh rạch và đồng ruộng.

Trong chiến dịch hành động hướng đến mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm an toàn, đảm bảo quy trình truy suất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn tại TPHCM, Sở Công thương TPHCM vừa chủ trì buổi kết nối các DN sản xuất rau đạt chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) với Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) nhằm hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

Trước tình hình dịch bệnh heo tai xanh đã bùng phát tại tỉnh Long An, địa phương giáp ranh Tiền Giang, ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn kiêm Chi cục trưởng Chi cục Thú y (CCTY) Tiền Giang