Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Thả Vườn Ở Đắk Song

Gia đình anh Nguyễn Xuân Phúc, thôn Đắk Tiên, xã Đắk N’Drung (Đắk Song) đã nuôi gà thả vườn hơn 3 năm nay. Trong khu vườn cà phê gần 3 sào, gia đình anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, giăng lưới xung quanh vườn để nuôi từ 1.000 đến 2.000 con.
Theo anh Phúc thì muốn thành công, phải làm chuồng nuôi gà ở vị trí cao ráo, thoáng mát; diện tích chuồng đảm bảo tiêu chuẩn 20m2/100 con, diện tích sân vườn đảm bảo 200m2/100 con, có lưới bảo vệ xung quanh; giống phải bảo đảm con giống sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, lấy giống về phải tiêm phòng ngay trong quá trình nuôi phải bảo đảm đủ thức ăn và nước, sử dụng vắc xin và thuốc kháng sinh, vitamin phòng bệnh, tiêu độc khử trùng theo đúng quy trình kỹ thuật.
Cũng theo anh Phúc, gà thả vườn nuôi từ 3-3,5 tháng là có thể xuất bán, đạt trọng lượng từ 1,8-2kg/con. Với giá bán đạt từ 90-100.000 đồng/kg, gia đình anh thu lời được gần 10 triệu đồng/tháng. Ngoài việc bán gà thịt, gia đình anh còn tận dụng phân gà để bón cho cây trồng và bán cho khách có nhu cầu. Mỗi năm, gia đình anh còn thu được gần 50 triệu đồng tiền phân gà.
Còn tại thị xã Gia Nghĩa, để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gà thả vườn, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã cũng đã triển khai nhiều mô hình tại các xã trên địa bàn. Trong đó, mô hình nuôi gà Lương Phượng thả vườn với sự tham gia của 8 hộ gia đình ở thôn Tân Hòa và Tân Lợi, xã Đắk R’moan thu được kết quả khá.
Khi tham gia mô hình, mỗi hộ dân nuôi 50 con với cơ chế được hỗ trợ 50% giá giống và thức ăn, được tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ một số loại bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà. Kết quả, sau gần 3 tháng, tỷ lệ sống đạt 100%, trọng lượng gà trung bình đạt 2,2 kg/con. Với giá bán khoảng 75.000 đồng/kg thì trừ tất cả chi phí, mỗi hộ có lãi gần 2 triệu đồng.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thì thời gian qua, từ nhiều chương trình, nguồn vốn, đơn vị đã phối hợp tổ chức trình diễn hàng trăm mô hình về nuôi gà thả vườn tại các địa phương. Thực tế cho thấy, cách chăn nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi với nhiều ưu điểm như bà con có thể nuôi theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt và tăng trọng khá, nhu cầu tiêu thụ loại gà này trên thị trường ngày càng tăng.
Hiện nay, nhiều giống gà để lựa chọn, tuy nhiên qua thực tế sản xuất chỉ có một số giống gà phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh như gà chọi lai, gà Mía lai, gà J-Dabaco, gà Minh Dư, gà H' Mông, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng…
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 276/QĐ-TTg ban hành chương trình công tác năm 2015 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Gắn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với xây dựng NTM từ đó đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân trong xã đoàn kết, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng NTM. Ðến nay, sau 4 năm triển khai, Ðộc Lập đã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM (không phải thực hiện tiêu chí chợ), đời sống người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.