Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Thả Vườn Ở Đắk Song

Gia đình anh Nguyễn Xuân Phúc, thôn Đắk Tiên, xã Đắk N’Drung (Đắk Song) đã nuôi gà thả vườn hơn 3 năm nay. Trong khu vườn cà phê gần 3 sào, gia đình anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, giăng lưới xung quanh vườn để nuôi từ 1.000 đến 2.000 con.
Theo anh Phúc thì muốn thành công, phải làm chuồng nuôi gà ở vị trí cao ráo, thoáng mát; diện tích chuồng đảm bảo tiêu chuẩn 20m2/100 con, diện tích sân vườn đảm bảo 200m2/100 con, có lưới bảo vệ xung quanh; giống phải bảo đảm con giống sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, lấy giống về phải tiêm phòng ngay trong quá trình nuôi phải bảo đảm đủ thức ăn và nước, sử dụng vắc xin và thuốc kháng sinh, vitamin phòng bệnh, tiêu độc khử trùng theo đúng quy trình kỹ thuật.
Cũng theo anh Phúc, gà thả vườn nuôi từ 3-3,5 tháng là có thể xuất bán, đạt trọng lượng từ 1,8-2kg/con. Với giá bán đạt từ 90-100.000 đồng/kg, gia đình anh thu lời được gần 10 triệu đồng/tháng. Ngoài việc bán gà thịt, gia đình anh còn tận dụng phân gà để bón cho cây trồng và bán cho khách có nhu cầu. Mỗi năm, gia đình anh còn thu được gần 50 triệu đồng tiền phân gà.
Còn tại thị xã Gia Nghĩa, để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gà thả vườn, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã cũng đã triển khai nhiều mô hình tại các xã trên địa bàn. Trong đó, mô hình nuôi gà Lương Phượng thả vườn với sự tham gia của 8 hộ gia đình ở thôn Tân Hòa và Tân Lợi, xã Đắk R’moan thu được kết quả khá.
Khi tham gia mô hình, mỗi hộ dân nuôi 50 con với cơ chế được hỗ trợ 50% giá giống và thức ăn, được tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ một số loại bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà. Kết quả, sau gần 3 tháng, tỷ lệ sống đạt 100%, trọng lượng gà trung bình đạt 2,2 kg/con. Với giá bán khoảng 75.000 đồng/kg thì trừ tất cả chi phí, mỗi hộ có lãi gần 2 triệu đồng.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thì thời gian qua, từ nhiều chương trình, nguồn vốn, đơn vị đã phối hợp tổ chức trình diễn hàng trăm mô hình về nuôi gà thả vườn tại các địa phương. Thực tế cho thấy, cách chăn nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi với nhiều ưu điểm như bà con có thể nuôi theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt và tăng trọng khá, nhu cầu tiêu thụ loại gà này trên thị trường ngày càng tăng.
Hiện nay, nhiều giống gà để lựa chọn, tuy nhiên qua thực tế sản xuất chỉ có một số giống gà phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh như gà chọi lai, gà Mía lai, gà J-Dabaco, gà Minh Dư, gà H' Mông, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng…
Có thể bạn quan tâm

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.

Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.