Hiệu Quả Từ Nuôi Bò Lai Không Chăn Thả

Tận dụng đất vườn khá rộng, nông dân Nguyễn Ngọc Đức - ở thôn Văn Trường Đông, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định - đã xây chuồng, làm rông nuôi bò lai không chăn thả, vẫn cho hiệu quả kinh tế cao.
Thấy việc chăn nuôi bò lai đầu ra ổn định, mức độ rủi ro thấp, lại dễ nuôi, dịch bệnh ít xảy ra, vốn ban đầu có thể chấp nhận được, đầu năm 2014, ông Đức chọn nuôi bò cái lai sinh sản để phát triển kinh tế gia đình. Với số vốn ban đầu 39 triệu đồng, ông Đức mua 1 con cái chửa, 1 con cái lai có con kèm theo.
Chỉ sau 2 tháng nuôi, ông bán nghé con 16 triệu đồng, con cái mẹ được người mua ngã giá 40 triệu đồng. “Chỉ mẹ con bò cái đó, nếu bán đứt, trừ vốn 39 triệu đồng, thì tui đã lãi hàng chục triệu đồng, chưa kể còn 1 con cái sinh sản kia cũng trị giá 30 - 40 triệu đồng, thật phấn khởi” - ông Đức bộc bạch.
Phát huy thắng lợi ban đầu, ông Đức tiếp tục đầu tư 172 triệu đồng mua 7 con bò cái lai (giá bình quân 1 con gần 25 triệu đồng), đến nay đã có thêm 2 bò nghé. Như vậy, đàn bò lai nhà ông có 11 con. “Nếu bán hết đàn bò, tôi sẽ thu lãi trên trăm triệu đồng” - ông Đức khẳng định.
Tuy mới bước vào nghề nuôi bò cái lai chưa đầy 1 năm, nhưng nhờ mày mò nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm từ thực tế, ông Đức đã am hiểu và vận dụng một cách tốt nhất để bò nuôi nhốt rông, không chăn thả, bò ít bị bệnh, tăng trọng nhanh, sinh sản tốt. Ông Đức chia sẻ: “Cỏ voi là thức ăn tươi, nhiều bổ dưỡng cho bò lai, nên tui đã chuyển 7 sào đất ruộng lúa năng suất bấp bênh sang trồng cỏ voi, làm thức ăn chính cho bò.
Ngoài cỏ voi, rơm cho ăn thường xuyên ngày 2 bữa, tui còn mua cám gạo đầu mày giá rẻ đem ủ với men tổng hợp tạo chất xơ cho bò ăn mỗi con 1/2 kg/ngày, hoặc dùng bánh dầu trộn với bột mì hoặc mua cám tổng hợp cho bò ăn mỗi con 1/4 kg/ngày. Khi bò có chửa thì tiêm vitaminC và vitamin B1 cho bò, vừa để dưỡng thai, vừa để bò ăn tốt, đủ sức khi sinh. Tui còn nhờ thú y cơ sở tiêm phòng dịch bệnh cho bò nên gần một năm qua đàn bò từ lớn chí bé chưa hề xảy ra bệnh tật...”.
Những gì nông dân Nguyễn Ngọc Đức đạt được từ chăn nuôi bò lai sinh sản mới là kết quả bước đầu. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông Đức dự tính sẽ tiếp tục đầu tư phát triển đàn bò lai sinh sản nhiều hơn nữa trong thời gian đến.
Nguồn bài viết: http://phumy.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=1243&id=91
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.