Hiệu Quả Từ Mô Hình V.A.C

Đến năm 2008, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thới Hưng tiếp tục kế thừa và nâng chất, mở rộng trong hội viên Hội LHPN xã. Đến cuối năm 2010, mô hình này đã có 760 hội viên tham gia, với thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/hộ... Mô hình V.A.C của Hội LHPN xã Thới Hưng là một trong những mô hình dân vận khéo được UBND thành phố tặng Bằng khen trong năm 2010.
Trước đây, nông dân xã Thới Hưng chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, thu nhập của hộ gia đình khá thấp. Chị Nguyễn Kim Hoa, hội viên phụ nữ ở ấp 2, xã Thới Hưng, nhớ lại: “Gia đình tôi có 11 công đất trồng lúa, thu nhập mỗi năm chỉ từ 13-15 triệu đồng. Trong khi nhà có tới 7 miệng ăn, nên kinh tế gia đình luôn khó khăn. Từ năm 2008, khi tôi được Hội LHPN xã vận động thực hiện mô hình kinh tế kết hợp V.A.C và hỗ trợ cho vay 3 triệu đồng làm vốn..., cuộc sống gia đình dần ổn định và khá hơn...”. Theo chị Kim Hoa, được hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chị tận dụng 2 cái ao trên phần đất gia đình để trồng 2 vụ lúa, một vụ màu, kết hợp với nuôi ếch. Hiện nay, mỗi năm thu nhập từ việc nuôi ếch của gia đình chị trên 40 triệu đồng. Trên bờ ao, chị trồng xoài và xen các loại màu, như: mè, đậu xanh,... Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình chị Kim Hoa từ mô hình V.A.C trên 120 triệu đồng/năm. Nếu so với việc độc canh cây lúa trước đây, mô hình kinh tế V.A.C của chị có thu nhập gấp nhiều lần. Chị Kim Hoa cho biết thêm: “Hội LHPN xã rất quan tâm đến việc sản xuất của từng hội viên. Cán bộ Hội vẫn thường xuyên thăm, hỏi động viên hội viên trong việc làm ăn và nhắc nhở sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân là phải tiến hành nạo vét ao mương để chuẩn bị thả cá. Hội còn vận động gia đình chị em hội viên giúp nhau ngày công để tăng thu nhập. Nhờ vậy mà tình cảm xóm giềng thêm thắt chặt, chị em hội viên đoàn kết, tương trợ nhau phát triển kinh tế”.
Nhìn căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi của gia đình chị Nguyễn Thị Bích Lệ ở ấp 3, xã Thới Hưng, ít ai ngờ rằng trước đây gia đình chị là hộ cận nghèo. Chị Bích Lệ cho biết, mặc dù gia đình có 12 công ruộng, trồng 2 vụ lúa mỗi năm, nhưng thu nhập chỉ khoảng 13-15 triệu đồng. Sau khi được Hội LHPN xã vận động thực hiện mô hình V.A.C và hỗ trợ cho vay 3 triệu đồng, chị trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu và nuôi cá. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng xoài, nuôi bò,... Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật, thời tiết thuận lợi, giá cả hợp lý nên tổng thu nhập hàng năm của gia đình chị trên 250 triệu đồng. Chị Bích Lệ chia sẻ: “Nhờ được cán bộ hội vận động tôi mới thấy rõ lợi ích của việc thực hiện mô hình V.AC, chứ trước kia cứ trông chờ vào 2 vụ lúa...”.
Chị Trần Thị Thúy, Chủ tịch Hội LHPN xã Thới Hưng, nhớ lại: “Sau khi Hội LHPN xã phát động xây dựng mô hình, các Chi hội đã tổ chức họp lấy ý kiến hội viên và được chị em nhất trí cao”. Chị Trần Thị Thúy cho biết thêm, để chị em an tâm sản xuất, Hội LHPN xã phối hợp với Trung tâm giống của Nông trường Sông Hậu và Trạm Khuyến nông huyện Cờ Đỏ, cung cấp những giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, rồi tập huấn kỹ thuật cho hội viên... Chị em rất vui mừng và đồng tình với chủ trương xây dựng mô hình V.A.C của Hội
Có thể bạn quan tâm

Rau xanh tiêu thụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu được nhập từ tỉnh Quảng Nam và một lượng không nhỏ từ những làng rau mới hình thành tại địa phương. Tuy nhiên, mùa mưa năm nay kéo dài cộng với thời tiết lạnh khiến người trồng rau rơi vào tình trạng lao đao, giá rau cũng theo đó mà tăng vọt.

Trở về cuộc sống đời thường, không vốn, không kinh nghiệm sản xuất, những người cựu chiến binh (CCB) đã gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Thế nhưng, với tinh thần không lùi bước, dám nghĩ dám làm, CCB Nguyễn Văn Vàng, xã Long Hưng, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã nỗ lực vươn lên, từng bước ổn định kinh tế gia đình.

Trong khi vụ kiệu rau năm nay, do thời tiết bất lợi, năng suất đạt bình quân 500 kg/sào, tính ra 1 sào thu xấp xỉ 2 triệu đồng, chỉ đủ lấy lại vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng kiệu rau ở Phù Mỹ cho biết: Dù mất mùa, mất giá nhưng vẫn phải nhổ bán để vừa thu hồi vốn, vừa lấy đất sản xuất một số cây trồng cạn khác cho kịp thời vụ.

Về vấn đề này, ông Dư Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Đức Mạnh cho biết: “Hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân sản xuất hơn 600 cà phê theo các chuẩn quốc tế và số lượng hộ áp dụng đang tăng nhanh theo các năm. Điều này không chỉ giúp bà con tăng thu nhập mà còn tăng được chất lượng sản phẩm cà phê nhân, trong đó quan trọng nhất là sạch và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Với địa phương thì sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên đất đai, nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội”.

Ngày 30-12, ông Nguyễn Văn Lừng - Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai xác nhận trong hai ngày (28 và 29-12) đã xảy ra hai vụ cháy ruộng mía thiêu rụi hơn 40 ha tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).